QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Những người giữ lửa cho những đứa con tới trường!

Anh Chung đã bốn năm gắn bó với trường TH Thuần Mang để chăm sóc và lo cho hai người con là Bình – học sinh lớp 2 và Cương – học sinh lớp 4. Anh Chung chia sẻ: “Cuộc đời mình đã khổ rồi, không được đi học để kiếm cái nghề, cái nghiệp ổn định bây giờ mình phải cố gắng để con theo học kiếm cái chữ thôi nên mình khổ thế nào thì cũng phải cố gắng thôi”.

Thôn của anh cách trung tâm UBND xã 5-6 km nhưng phải mất gần 1h đồng hồ mới tới được trường do phải đi qua những con dốc, sườn đồi gập ghềnh. Hiện tại thôn của anh Chung có 23 em học sinh đang theo học tại trường và các em ở lại trường từ thứ 2 đến thứ 6 để theo học. Do điều kiện nhà trường còn khó khăn, nhà trường không có phòng bán trú, không có bếp ăn và cô nuôi nên các các phụ huynh học sinh phải thay nhau ra ở cùng với con để lo cái ăn, cái mặc cho con khi học ở trường.

Hàng năm, các phụ huynh trong thôn có con đang học tại trường cùng họp lại với nhau để phân công người ở lại với các em học sinh tại trường để chăm sóc các cháu. Mỗi phụ huynh sẽ thay phiên nhau ở lại trường một tuần để quản các em học sinh trong thôn.

Hiện tại, nhà trường đã huy động xã hội hóa, xây dựng một bếp ăn tạm trên diện tích 10 mét vuông để cha mẹ phụ nấu ăn hàng ngày cho con. Khu bếp khá chật chội với các đồ đạc nấu ăn thô sơ. Hàng tuần phụ huynh đem gạo, rau, thịt, trứng tới để nấu cho các em ăn đến hết tuần.

Anh Chung chuẩn bị bữa cơm trưa cho các cháu

Anh Chung chia sẻ: “Hàng tuần, cứ vào chiều thứ 6 tôi đưa các con về nhà, tôi sẽ lấy gạo, mắm muối trong nhà để chiều chủ nhật cùng con đem đồ tới trường. Nhà thuộc hộ nghèo, bình thường thì cả vợ và chồng cùng đi làm thì lương thực không lo, nhưng bây giờ tôi ở đây cả tuần nên mất đi một lao động nên nhà cũng đôi lúc thiếu ăn, lúc nào không có tiền thì tôi đi vay mượn anh, em trong thôn. Sau này, cứ hết năm có tiền hỗ trợ bán trú tôi sẽ trả lại tiền cho mọi người sau”.

Học sinh quây quần bên mâm cơm trưa

 

Chúng tôi đang nói chuyện, thì giờ tan học của các em cũng đã đến, tiếng trống trường vang lên thì những tiếng cười, giọng nói của các em rộn ràng khắp sân trường, em Bình chạy lại với bố để được đưa đi ăn trưa cùng với các bạn trong trong thôn. 23 em học sinh với một phụ huynh (anh Chung) cùng quây quần bên những tô thức ăn, các em tự chuẩn bị tô cơm của mình. Bữa ăn hôm nay có cơm, một chút thịt băm và rau xào với tỏi.

Sau giờ ăn trưa các em về với chiếc giường của mình, anh Chung tranh thủ dọn dẹp đồ ăn và tiếp tục nói chuyện với tôi. Tôi hỏi anh “Một mình anh làm sao mà trông được 23 học sinh ở đây?”. Anh nói “Tôi cũng không bao quát hết được các em đâu, cũng chỉ lo được phần nào cho các em nhất là bữa ăn và quản chúng khi tan giờ học thôi, còn buổi tối tôi cũng phải chăm 2 đứa con của tôi, các em khác sẽ tự học và tự chăm sóc bản thân của mình. Lúc nào mà các em cần giúp gì thì sẽ bảo tôi, cái nào tôi giúp được thì tôi giúp còn không thì các em sẽ chăm sóc bản thân mình thôi. Khi mà tôi về và phụ huynh khác xuống thay thì phụ huynh đó cũng sẽ quản lý các em giống tôi”.

Hình ảnh học sinh trong phòng bán trú

Theo chia sẻ của cô Anh – Hiệu trưởng trường TH Thuần Mang, hiện tại do không được đầu tư cơ sở hạ tầng nên nhà trường không tổ chức được công tác bán trú trong trường học. Các bậc phụ huynh sẽ cử người tự quản lý các con của mình. Điều này cũng gây khó dễ cho công tác quản lý của trường trong việc đảm bảo việc học tập và quản lý các em học sinh trong trường.

Để giúp các em học sinh có được điều kiện cơ bản theo học tại trường như chỗ ăn, chỗ ở và các em được hỗ trợ một cách hiệu quả khi ở bán trú, tháng 1/2022 dự án VN03-042 “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú” đã bàn giao và đưa vào sử dụng công trình phòng ở và bếp ăn bán trú tại trường TH Thuần Mang. Công trình đã giúp cho hơn 30 em học sinh được ở trong các phòng bán trú với đầu đủ tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt tại trường. Hiện tại, các em đã được quản lý bởi giáo viên, có cô nuôi đảm bảo các bữa ăn, giấc ngủ của các em.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú
Ước mơ của Thanh

Ước mơ của Thanh

“Từ khi còn bé em chẳng giám đòi hỏi nhiều do bố mẹ em làm việc quá vất vả. Em…
Ước mơ của Thanh
Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Khi mới lên 2 tuổi, Ngọc bị ốm và sốt cao, để lại di chứng là những cơn rung giật…
Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Với nhiều cha mẹ, nhà trường và nhất là các em học sinh, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non…
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học