QUYÊN GÓP

Chương trình

Phương pháp tiếp cận đa ngành, hòa nhập và lồng ghép

Mục đích chương trình: Hợp tác và lồng ghép giữa các mảng chương trình cho những lĩnh vực quyền trẻ em chính mà chúng tôi ưu tiên, đồng thời hỗ trợ các kết nối mang tính tương hỗ giữa bảo vệ trẻ em, giáo dục và y tế.

  • ChildFund Việt Nam hiểu rõ việc hợp tác và lồng ghép giữa các mảng chương trình rất cần thiết cho các lĩnh vực quyền trẻ em chính mà chúng tôi ưu tiên, đồng thời sẽ giúp hỗ trợ các kết nối mang tính tương hỗ giữa bảo vệ trẻ em, giáo dục và y tế. Trong cách tiếp cận này, các lĩnh vực liên quan đến giới, khuyết tật và kỹ năng cảm xúc xã hội (SEL) sẽ được thiết kế rõ hơn thông qua các can thiệp cụ thể tập trung vào các cơ hội học tập và phát triển lành mạnh cho học sinh dân tộc thiểu số giúp phát triển và củng cố các kỹ năng cảm xúc và xã hội, tạo cơ hội tham gia hòa nhập và lãnh đạo cho học sinh dân tộc thiểu số; đồng thời phát triển nội dung bài giảng cho các chương trình chính khóa và ngoại khóa cho các trường phổ thông dân tộc thiểu số nhằm củng cố năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường, giúp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản và an toàn trên mạng của học sinh.
  • Việc thúc đẩy và tăng cường cách tiếp cận dựa trên quyền trong chu trình dự án của chúng tôi, bao gồm sự tham gia có ý nghĩa của tất cả các bên vào các quyết định liên quan đến dự án của ChildFund là một trong những ưu tiên của tổ chức trong cách tiếp cận chương trình. Theo đó, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương để tạo điều kiện thành lập và phát triển các tổ chức cộng đồng đại diện cho những nhóm dễ bị tổn thương nhất (phụ nữ dân tộc thiểu số, trẻ em gái, người khuyết tật) và tăng cường sự hiện diện và tham gia của họ trong các cuộc thảo luận tại diễn đàn chương trình quốc gia và địa phương. Bằng cách tích hợp bình đẳng giới, sự đa dạng và hòa nhập xã hội (GEDSI) vào chương trình của ChildFund, chúng tôi mong muốn thúc đẩy những thay đổi về chuẩn mực xã hội nhằm giải quyết bất bình đẳng về giới và khuyết tật. Các tổ chức do phụ nữ và thanh niên lãnh đạo, đặc biệt là phụ nữ và đoàn thanh niên cấp cơ sở, và các tổ chức mới thành lập của người khuyết tật (OPDs) sẽ đa dạng hóa cách chúng tôi làm việc với cộng đồng.
  • ChildFund Việt Nam sẽ củng cố kiến thức và kinh nghiệm bản địa trong việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em, áp dụng công nghệ thân thiện với người dùng và các nền tảng mạng xã hội (KOBO/Facebook/Zalo) để thúc đẩy tiếng nói của người tham gia và người hưởng lợi thông qua việc thu thập lời phát biểu, câu chuyện video và hình ảnh như những bằng chứng về sự thay đổi.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Phương pháp tiếp cận đa ngành, hòa nhập và lồng ghép của ChildFund trong phần Câu chuyện trên trang web của chúng tôi.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú