QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh

Lục Thị Trang bắt đầu đảm nhiệm vị trí Cán bộ Văn hóa – Xã hội tại xã Xuân Nội, huyện Trùng Khánh từ năm 2019. Thời gian đầu, với vốn kiến thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, công việc hàng ngày của chị chủ yếu xoay quanh việc xử lí trợ cấp xã hội cho trẻ em và gia đình.

Nhằm góp phần nâng cao năng lực của các Cán bộ Văn hóa – Xã hội tại huyện Trùng Khánh, ChildFund đã khởi động dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” với mục tiêu cung cấp cho các cán bộ địa phương như Trang kiến thức, kĩ năng để nhận biết các rủi ro đối với trẻ em và thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ.

Trang chia sẻ: “Nhờ những buổi tập huấn do ChildFund tổ chức, giờ đây tôi đã hiểu rõ hơn về việc quản lý trường hợp và các rủi ro xâm hại trẻ em, nắm bắt được tâm lý, sự phát triển và nhu cầu của trẻ. Những kiến thức mới đã giúp tôi tự tin hơn trong công việc.”

Áp dụng những kiến thức thu được, Trang đã tạo ra những thay đổi tích cực trong công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương. Chị đã hỗ trợ thành công 12 trẻ em, xác định được 19 trẻ có hoàn cảnh khó khăn và 134 trẻ có nguy cơ rơi vào các hoàn cảnh khó khăn. Những nỗ lực của Trang đã giúp cộng đồng đạt được các mục tiêu nông thôn mới.

Lục Thị Trang trong một buổi tập huấn dành cho trẻ em

Giờ đây, là một cán bộ bảo vệ trẻ em với nhiều kinh nghiệm, Trang thường xuyên phối hợp với các thôn bản và Ban bảo vệ trẻ em để cập nhật và quản lý các trường hợp trẻ em có nguy cơ. Bên cạnh đó, Trang cũng tham gia tổ chức các buổi truyền thông tuyên truyền về luật và chính sách bảo vệ trẻ em tới các bản vùng sâu vùng xa. Trang dành các buổi tối để đến thăm nơi ở của người Mông, nơi nạn tảo hôn vẫn còn phổ biến, để tuyên truyền nhận thức về bảo vệ trẻ em thông qua việc chỉ rõ các tác hại của tảo hôn và sinh con sớm, từ đó dẫn đến những thay đổi tích cực về tín ngưỡng, phong tục tập quán tại cộng đồng. Thống kê cho thấy, trong vòng hai năm trở lại đây, trên địa bàn xã không đã còn xảy ra tình trạng tảo hôn nữa.

Nhờ những can thiệp và hỗ trợ từ các cán bộ bảo vệ trẻ em như Trang, trẻ em giờ đây có thêm cơ hội để nói lên ý kiến của mình và cộng đồng địa phương cũng được cung cấp đầy đủ hơn những thông tin về luật và chính sách cơ bản liên quan đến bảo vệ trẻ em.

 

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin

Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin

Chị Pin sống tại xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Ngoài công việc làm ruộng và chăn…
Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin
Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh

Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh

Lục Thị Trang bắt đầu đảm nhiệm vị trí Cán bộ Văn hóa – Xã hội tại xã Xuân Nội,…
Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh
Gặp gỡ Hạnh: Nữ thanh niên năng động và đầy nhiệt huyết

Gặp gỡ Hạnh: Nữ thanh niên năng động và đầy nhiệt huyết

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ Hạnh – nữ thanh niên năng động…
Gặp gỡ Hạnh: Nữ thanh niên năng động và đầy nhiệt huyết
Cây dong riềng tạo cơ hội mới cho người dân huyện Trùng Khánh

Cây dong riềng tạo cơ hội mới cho người dân huyện Trùng Khánh

Anh Hứa Văn Phú sống ở thôn Ngọc Sơn, huyện Trùng Khánh, một trong những vùng núi cao nghèo nhất…
Cây dong riềng tạo cơ hội mới cho người dân huyện Trùng Khánh
Hướng tới một tương lai tươi sáng

Hướng tới một tương lai tươi sáng

Em L., 13 tuổi sống cùng bố mẹ và anh trai tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.…
Hướng tới một tương lai tươi sáng
Câu chuyện của một học sinh trưởng phòng tại trường bán trú

Câu chuyện của một học sinh trưởng phòng tại trường bán trú

Câu chuyện của một học sinh trưởng phòng tại trường bán trú