QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp Giang, một trong những ngôi trường lớn nhất tỉnh Cao Bằng với hơn 1.600 học sinh. Chỉ hai năm sau, cô đã trở thành trưởng nhóm chương trình An toàn trên mạng “Swipe Safe”, được triển khai tại các trường THCS trên khắp tỉnh Cao Bằng nhằm nâng cao nhận thức về an toàn trực tuyến và cung cấp kiến thức thực tiễn về cách học sinh, với sự hỗ trợ của giáo viên và gia đình, có thể tự bảo vệ mình khỏi các nguy cơ trực tuyến như bắt nạt qua mạng và nội dung không phù hợp.

Mặc dù bản thân chưa có nhiều kiến thức về an toàn trên mạng, cô Phương vẫn hăng hái đón nhận thử thách để nâng cao kỹ năng và tích hợp chương trình học và chủ đề hoàn toàn mới vào bộ công cụ giảng dạy của mình. Với cô, đây là một cơ hội để cô tạo nên sự khác biệt.

Hành trình tìm tòi về an toàn trên mạng của cô Phương bắt đầu từ các buổi tập huấn với dự án Swipe Safe. Trong hai ngày, cô học cách nhận diện và sử dụng công nghệ một cách tự tin, sáng tạo để đáp ứng những yêu cầu và thách thức khi sinh hoạt, học tập và làm việc trong thế giới số hiện nay. Với sự chuyên nghiệp, niềm đam mê học hỏi và tâm huyết với công việc, cô Phương đã thể hiện xuất sắc trong các buổi tập huấn này.

Ngay sau khoá tập huấn, cô đã áp dụng những kiến thức mới vào lớp học của mình, sử dụng các tài nguyên đa dạng như phim hoạt hình và bài giảng mẫu do ChildFund cung cấp, nhằm giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của an toàn trên mạng. Phương pháp sáng tạo của cô đã giúp cô trở thành giáo viên đầu tiên ở tỉnh Cao Bằng triển khai chương trình Swipe Safe tại tất cả các trường THCS.

Cô Phương dạy học sinh về an toàn trên mạng tại trường tiểu học ở tỉnh Cao Bằng.

Cam kết của cô Phương đối với an toàn trên mạng không chỉ dừng lại trong lớp học. Cô đã thành công trong việc truyền đạt tinh thần trách nhiệm và sự sẵn lòng học hỏi đến học sinh, phụ huynh và các cơ quan địa phương. Cô Phương đã dẫn dắt các buổi giảng dạy an toàn trên mạng cho đại diện của chín trường THCS, do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng tổ chức. Sau những buổi giảng dạy thành công, cô được chọn để thực hiện tập huấn an toàn trên mạng cho các giáo viên trên toàn tỉnh.

Ngoài công việc giảng dạy, cô Phương còn là người cố vấn cho nhóm Măng non của trường, nhóm chuyên tổ chức các hoạt động an toàn trên mạng cho các học sinh trong trường. Dưới sự hướng dẫn của cô, các em đã thành công trong việc lồng ghép thông điệp an toàn trên mạng vào các hoạt động ngoại khóa, từ đó phát triển kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình trước công chúng. Trong đó, sự kiện nổi bật phối hợp với Học viện Cảnh sát Nhân dân đã thu hút hơn 1.000 người tham dự.

Học sinh tại trường THCS Hợp Giang tham gia buổi truyền thông về an toàn trên mạng

Em D., học sinh lớp 8 tại trường Hợp Giang chia sẻ trải nghiệm của mình khi là trưởng nhóm Măng Non, đặc biệt ấn tượng với sự hỗ trợ của cô Phương trong việc lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động về an toàn trên mạng.

“Đầu năm học, em rất lo lắng vì em và các bạn không biết bắt đầu từ đâu khi nói về an toàn trên internet trước hơn 1.600 học sinh,” D. chia sẻ.

“Cô Phương đã giúp đỡ nhóm em rất nhiều, từ việc dạy chúng em cách lên kế hoạch hoạt động đến tổ chức các hoạt động đó và lồng ghép vào các sự kiện ngoại khóa như lễ chào cờ hay làm việc nhóm trong lớp. Cô cũng dạy chúng em kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình. Kết quả là, chúng em đã làm rất tốt trong các chiến dịch truyền thông về an toàn trên internet.”

Với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các giáo viên tận tâm như cô Phương, Trường THCS Hợp Giang đã tích hợp giáo dục an toàn trên mạng vào 500 bài học cho 1.200 học sinh chỉ trong năm qua. Trường cũng đã tổ chức bốn buổi hội thảo về an toàn trên mạng cho 300 phụ huynh, học sinh và 69 giáo viên trong cộng đồng rộng lớn hơn.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú