QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Cha mẹ cũng là thầy, cô giáo tại huyện vùng cao Trùng Khánh

Với nhiều bạn nhỏ trên khắp cả nước, ngày khai giảng 5/9 năm nay sẽ có thật nhiều điều lạ lẫm. Vẫn là chiếc áo đồng phục trắng, những tập vở được chuẩn bị sẵn sàng, nhưng con đường tới lớp lại được rút thật ngắn qua chiếc màn hình máy tính, điện thoại. Việc học trực tuyến không chỉ thay đổi trải nghiệm của các em học sinh mà còn giao cho các bậc phụ huynh những vai trò mới – là người bạn, người thầy, người cô dìu dắt các con qua từng bài học. Thế nhưng, đối với anh Hoàng Văn Nhính tại Trùng Khánh, Cao Bằng – “tỉnh xanh” hiếm hoi trong cả nước đến thời điểm này vẫn chưa có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, vai trò trợ giảng đã là công việc quen thuộc của anh trong hơn ba năm nay.

Như nhiều người dân Mông khác, anh Nhính lấy vợ sớm. Ở tuổi 28, anh đã là cha của ba đứa con. Anh đã từng nghĩ cuộc sống của mình sẽ ngày qua ngày chật vật, quẩn quanh với ruộng nương như vậy mãi, cho tới khi nhận được lời mời tham gia nhóm cha mẹ trợ giảng từ ChildFund Việt Nam. Cuộc sống của anh dường như có thêm ý nghĩa mới.

Anh bắt đầu tham gia chương trình cha mẹ trợ giảng từ năm học 2018-2019, tại điểm lẻ Pú Dô, trường Mầm non Quang Hán, xã Quang Hán, huyện Trùng khánh, khi cậu con trai đầu lòng đang học lớp mầm non 4 tuổi. Bắt đầu với công việc trợ giảng đầy mới mẻ, anh Nhính nhớ lại, “Cũng giống như trẻ nhỏ, ban đầu tôi rất ngại, sợ mình không làm được.” Sau khi tham gia các buổi tập huấn, anh Nhính dần làm quen với những kỹ năng trợ giảng trong lớp song ngữ và các kỹ thuật hỗ trợ trẻ em. Các buổi sinh hoạt nhóm cha mẹ trợ giảng cũng là cơ hội để anh và các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, không chỉ về những vấn đề trên lớp mà cả cách hỗ trợ con ở nhà, những kiến thức về bình đẳng giới mà cán bộ dự án đã khéo léo lồng ghép đưa vào một cách hết sức tự nhiên, như thể chỉ là những cuộc trò chuyện gần gũi.

Giờ đây, với 3 năm kinh nghiệm làm cha mẹ trợ giảng, anh Nhính đã trở nên tự tin hơn trong mỗi lần đứng lớp. Lớp ghép mà anh làm trợ giảng có 21 trẻ ở ba độ tuổi, tất cả đều là người dân tộc Mông. Do cô giáo không hiểu tiếng Mông nên việc giao tiếp với trẻ gặp nhiều khó khăn. Những lúc như vậy, anh Nhính tự nhận mình là “cầu nối giữa cô và trẻ”. “Cô giáo hướng dẫn bằng tiếng Việt, tôi nói lại bằng tiếng Mông, cố gắng nói sao cho trẻ dễ hiểu nhất”, anh chia sẻ. Anh Nhính cũng thường dịch những bài hát tiếng Việt sang tiếng Mông. Bài “Một con vịt” mà anh dịch nay đã trở nên quen thuộc với cả cô và trẻ.

Anh Hoàng Văn Nhính cùng các bé lớp mầm non tại phân trường Lũng Kinh, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh được chụp bởi cô Nguyễn Thị Linh Nhâm, giáo viên phân trường.

Không chỉ là “giáo viên thứ hai” trong lớp, anh Nhính còn đóng vai trò là “người mẹ” đón trẻ mỗi sáng, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh, rửa tay, hay nhắc trẻ chào cô giáo khi tới trường. Anh hào hứng kể, “Từ khi đi trợ giảng em hiểu trẻ tốt hơn và hiểu cô giáo gặp khó khăn như thế nào. Trẻ thích có cha mẹ trợ giảng và toàn vỗ tay khi nhìn thấy trợ giảng. Tôi vui vì con tôi và các trẻ khác đều cùng tiến bộ.”.

Hoạt động thành lập các nhóm cha mẹ trợ giảng người Mông nằm trong khuôn khổ dự án “Tự tin vươn tới ước mơ” của ChildFund Việt Nam tại 6 xã của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 12/2018-5/2021. Mô hình cha mẹ trợ giảng đã tạo nên những thay đổi đáng mừng ở các xã dự án – trẻ được học, được chơi một cách có hiệu quả hơn, đồng thời, những ông bố, bà mẹ vùng cao cũng được nâng cao hiểu biết, trở nên tích cực và chủ động hơn trong việc nuôi dạy con cái.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú