QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Cha mẹ cũng là thầy, cô giáo tại huyện vùng cao Trùng Khánh

Với nhiều bạn nhỏ trên khắp cả nước, ngày khai giảng 5/9 năm nay sẽ có thật nhiều điều lạ lẫm. Vẫn là chiếc áo đồng phục trắng, những tập vở được chuẩn bị sẵn sàng, nhưng con đường tới lớp lại được rút thật ngắn qua chiếc màn hình máy tính, điện thoại. Việc học trực tuyến không chỉ thay đổi trải nghiệm của các em học sinh mà còn giao cho các bậc phụ huynh những vai trò mới – là người bạn, người thầy, người cô dìu dắt các con qua từng bài học. Thế nhưng, đối với anh Hoàng Văn Nhính tại Trùng Khánh, Cao Bằng – “tỉnh xanh” hiếm hoi trong cả nước đến thời điểm này vẫn chưa có ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, vai trò trợ giảng đã là công việc quen thuộc của anh trong hơn ba năm nay.

Như nhiều người dân Mông khác, anh Nhính lấy vợ sớm. Ở tuổi 28, anh đã là cha của ba đứa con. Anh đã từng nghĩ cuộc sống của mình sẽ ngày qua ngày chật vật, quẩn quanh với ruộng nương như vậy mãi, cho tới khi nhận được lời mời tham gia nhóm cha mẹ trợ giảng từ ChildFund Việt Nam. Cuộc sống của anh dường như có thêm ý nghĩa mới.

Anh bắt đầu tham gia chương trình cha mẹ trợ giảng từ năm học 2018-2019, tại điểm lẻ Pú Dô, trường Mầm non Quang Hán, xã Quang Hán, huyện Trùng khánh, khi cậu con trai đầu lòng đang học lớp mầm non 4 tuổi. Bắt đầu với công việc trợ giảng đầy mới mẻ, anh Nhính nhớ lại, “Cũng giống như trẻ nhỏ, ban đầu tôi rất ngại, sợ mình không làm được.” Sau khi tham gia các buổi tập huấn, anh Nhính dần làm quen với những kỹ năng trợ giảng trong lớp song ngữ và các kỹ thuật hỗ trợ trẻ em. Các buổi sinh hoạt nhóm cha mẹ trợ giảng cũng là cơ hội để anh và các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, không chỉ về những vấn đề trên lớp mà cả cách hỗ trợ con ở nhà, những kiến thức về bình đẳng giới mà cán bộ dự án đã khéo léo lồng ghép đưa vào một cách hết sức tự nhiên, như thể chỉ là những cuộc trò chuyện gần gũi.

Giờ đây, với 3 năm kinh nghiệm làm cha mẹ trợ giảng, anh Nhính đã trở nên tự tin hơn trong mỗi lần đứng lớp. Lớp ghép mà anh làm trợ giảng có 21 trẻ ở ba độ tuổi, tất cả đều là người dân tộc Mông. Do cô giáo không hiểu tiếng Mông nên việc giao tiếp với trẻ gặp nhiều khó khăn. Những lúc như vậy, anh Nhính tự nhận mình là “cầu nối giữa cô và trẻ”. “Cô giáo hướng dẫn bằng tiếng Việt, tôi nói lại bằng tiếng Mông, cố gắng nói sao cho trẻ dễ hiểu nhất”, anh chia sẻ. Anh Nhính cũng thường dịch những bài hát tiếng Việt sang tiếng Mông. Bài “Một con vịt” mà anh dịch nay đã trở nên quen thuộc với cả cô và trẻ.

Anh Hoàng Văn Nhính cùng các bé lớp mầm non tại phân trường Lũng Kinh, xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ảnh được chụp bởi cô Nguyễn Thị Linh Nhâm, giáo viên phân trường.

Không chỉ là “giáo viên thứ hai” trong lớp, anh Nhính còn đóng vai trò là “người mẹ” đón trẻ mỗi sáng, hướng dẫn trẻ đi vệ sinh, rửa tay, hay nhắc trẻ chào cô giáo khi tới trường. Anh hào hứng kể, “Từ khi đi trợ giảng em hiểu trẻ tốt hơn và hiểu cô giáo gặp khó khăn như thế nào. Trẻ thích có cha mẹ trợ giảng và toàn vỗ tay khi nhìn thấy trợ giảng. Tôi vui vì con tôi và các trẻ khác đều cùng tiến bộ.”.

Hoạt động thành lập các nhóm cha mẹ trợ giảng người Mông nằm trong khuôn khổ dự án “Tự tin vươn tới ước mơ” của ChildFund Việt Nam tại 6 xã của huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 12/2018-5/2021. Mô hình cha mẹ trợ giảng đã tạo nên những thay đổi đáng mừng ở các xã dự án – trẻ được học, được chơi một cách có hiệu quả hơn, đồng thời, những ông bố, bà mẹ vùng cao cũng được nâng cao hiểu biết, trở nên tích cực và chủ động hơn trong việc nuôi dạy con cái.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Khi mới lên 2 tuổi, Ngọc bị ốm và sốt cao, để lại di chứng là những cơn rung giật…
Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Với nhiều cha mẹ, nhà trường và nhất là các em học sinh, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non…
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học
Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em

Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em

“Tổng đài điện thoại quốc gia hàng năm phải tiếp nhận và hỗ trợ trên 500 nghìn cuộc gọi. Dù…
Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em
Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật

Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật

Em Hảo, 8 tuổi, là con cả trong gia đình, hiện đang sinh sống tại huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao…
Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật
Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hồng, đến từ Hoà Bình, là một tấm gương đáng khích lệ về sự đam mê và cam kết trong…
Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em

Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em

Hai chị em sinh đôi Ngân và Hà ra đời vào tháng 11/2019. Từ khi sinh ra, hai em đã…
Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em