Bắc Kạn là một tỉnh nghèo ở Việt Nam với dân số ít nhất trong số 11 tỉnh miền núi phía Bắc. Theo Tổng cục Thống kê của Chính phủ Việt Nam, dân số năm 2013 của tỉnh Bắc Kạn là 303.100 với mật độ 64 người trên km2 trên tổng diện tích gần 5000 km2 của tỉnh. Khoảng 95% diện tích đất của tỉnh được trồng rừng, phần đất còn lại được sử dụng làm nhà ở hoặc nông nghiệp. Có năm dân tộc chính ở Bắc Kạn: Tày, Nùng, Đào, Hơ-mông và Kinh, với đa số là Tày và Nùng.
Ở Bắc Kạn, ChildFund đã làm việc tại 20 xã thuộc huyện Bạch Thông, Na Rì và Ngân Sơn.
Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của dân cư trong tỉnh. Các cộng đồng dân cư sống tại các vùng núi sâu và xa, thường không tiếp cận được với nước sạch và mở rộng được hoạt động sản xuất. Giữa các mùa vụ, một số gia đình thường không đủ ăn.
Dịch vụ y tế của địa phương cũng thường ở tình trạng nghèo nàn về trang thiết bị và khó tiếp cận đối với người. Thống kê năm 2010 cho thấy, có tới hơn 30% [1]trẻ em dưới năm tuổi bị suy dĩnh dưỡng, thường mắc phải các bệnh có thể phòng ngừa được như tiêu chảy, bệnh về đường hô hấp và nhiễm khuẩn.
Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân là từ các giếng hoặc vũng nước tự nhiên, sông suối không đảm bảo vệ sinh. Nhiều hộ gia đình không có nhà vệ sinh. Nhiều trường mầm non và trường tiểu học không có nước sạch hoặc các trang thiết bị, công trình vệ sinh phù hợp.
Trường học và các điểm trường thường cách nhà trẻ khoảng 3-4km. Do điều kiện đồi núi, nhiều trẻ em phải đi bộ đường dài qua những con suối và núi cao để đến trường. Lớp học của các em thường nhỏ và trong tình trạng thiếu thốn. Mặc dù giáo dục cơ bản là miễn phí, phụ huynh vẫn khó có thể chi trả cho các chi phí liên quan đến việc gửi con đến trường.