QUYÊN GÓP

Phương tiện truyền thông & Tin tức

Hội thảo chia sẻ kết quả dự án “Quyền học tập của em” và giao lưu học tập giữa huyện Quảng Hòa và huyện Na Rì

Trong ngày 28/4, Hội thảo chia sẻ kết quả dự án “Quyền học tập của em” và trao đổi kinh nghiệm giữa huyện Quảng Hòa và Na Rì đã diễn ra thành công tại Cao Bằng. Gần 200 khách mời tham gia là đại diện đến từ Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn, phòng GD-ĐT của hai huyện Quảng Hòa và Na Rì, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Viện ACDC, thành viên Hội Người khuyết tật huyện Na Rì cùng một số giáo viên mầm non, tiểu học và thành viên Nhóm tự lực cha mẹ trẻ khuyết tật (trẻ KT) tại hai huyện.

Tại hội thảo, những kết quả nổi bật của dự án tại hai huyện đã được chia sẻ như việc lập kế hoạch giáo dục hoà nhập của các trường, kế hoạch giáo dục cá nhân và các phương pháp dạy học đặc thù cho trẻ KT dựa theo đặc điểm và năng lực trẻ, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các nhóm/hội người khuyết tật giúp xây dựng môi trường an toàn và hòa nhập cho trẻ KT… Ngoài những thay đổi tích cực như tăng cường kỹ năng giao tiếp và tự phục vụ cá nhân cho trẻ KT, dự án cũng mang lại những thay đổi cho cha mẹ trẻ KT về nhận thức và khả năng giúp con thực hành các kỹ năng – chỉ dẫn từng bước để con thực hiện thay vì làm thay con.

Ông Phan Văn Giáp – Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Cao Bằng chia sẻ tại Hội nghị: “Chất lượng giáo dục của tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn nói chung ngày càng được nâng cao, trong đó có giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật… Cùng với đó, các cấp, các ngành, phụ huynh, cộng đồng ngày càng nhận thức đúng và quan tâm đến công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Các gia đình học sinh có con em khuyết tật đều tạo điều kiện cho các em đến trường, được đối xử công bằng, các em xóa dần những tự ti, mặc cảm về bản thân. Đội ngũ giáo viên tham gia dạy các lớp có học sinh hòa nhập có ý thức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn trong công tác giáo dục hòa nhập, chăm sóc tận tình đối với học sinh khuyết tật, biết cách lập kế hoạch giáo dục cá nhân và đánh giá trẻ khuyết tật.”

Bà Đàm Thị Mai Sen – Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Bắc Kạn phát biểu tại Hội thảo

Ông Nông Văn Chuân, Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Na Rì tại Hội thảo

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú