QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin

Chị Pin sống tại xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Ngoài công việc làm ruộng và chăn nuôi, khi nông nhàn, cả hai vợ chồng chị Pin đều đi làm thuê xa nhà, để lại hai đứa con ở nhà cùng ông bà nội. Trường học tuy gần nhà nhưng em Thành, con trai chị Pin lại ít khi đi học. Chị Pin chia sẻ: “Cháu Thành khi sinh ra có một bàn tay phải không có ngón. Cháu nó học được tí nào hay tí đó. Nghe nói để làm được giấy chứng nhận khuyết tật cho trẻ cũng mệt lắm. Đi lại nhiều lần, mất thời gian”.

Đến tháng 12 năm 2021, cuộc sống của chị Pin dường như thay đổi khi dự án “Sẵn sàng vào tiểu học” bắt đầu tổ chức các buổi tập huấn cho cha mẹ trẻ khuyết tật tại xã. Lúc đầu, chị Pin ngần ngại không muốn tham gia, nhưng với sự động viên và đôn đốc của giáo viên và lãnh đạo xã, chị Pin đã tham gia tập huấn và tìm hiểu về quyền được giáo dục, được chăm sóc sức khỏe của trẻ khuyết tật và kỹ năng chăm sóc trẻ. Kết thúc khóa tập huấn, nhờ những đóng góp tích cực của mình, chị Pin đã được các học viên bầu chọn làm trưởng nhóm cha mẹ trẻ khuyết tật của xã. Chị kể lại: “Tôi cảm thấy mình đã phát triển bản thân rất nhiều. Trước khi trở thành trưởng nhóm, hiếm khi tôi nói chuyện với người dân trong xóm. Nếu ai đó hỏi về chuyện gia đình, tôi thường im lặng. Giờ thì tôi đã giao tiếp với mọi người nhiều hơn”.

Chị Pin hỗ trợ con học bài

 

Với vai trò là trưởng nhóm, chị Pin cùng các thành viên trong nhóm thường xuyên tổ chức thăm hỏi các gia đình thành viên, vận động các phụ huynh có con khuyết tật tham gia nhóm, hỗ trợ các gia đình làm giấy chứng nhận khuyết tật cho trẻ và cùng chia sẻ cách chăm sóc trẻ theo từng dạng khuyết tật. Đến nay, đã có hai trẻ trong xã được cấp giấy chứng nhận trẻ khuyết tật, trong đó có Thành, con trai chị Pin. Với những thành công bước đầu đạt được cùng nhóm cha mẹ trẻ khuyết tật, chị Pin đã được dự án mời chia sẻ kinh nghiệm của mình với các xã khác trong huyện nhằm nhân rộng những thực hành tốt.

Dù công việc bận rộn, chị Pin vẫn luôn dành thời gian đưa đón các con đi học và hướng dẫn con học tại nhà. Chị vui vẻ chia sẻ: “Cháu Thành nhà tôi đi học chăm chỉ rồi, được mẹ đưa đi cu cậu rất vui. Cháu còn nhận được khoản hỗ trợ hàng tháng theo chính sách của Chính phủ, cũng bớt đi một phần khó khăn cho gia đình”.

Câu chuyện của chị đã cho thấy tầm quan trọng của sự hỗ trợ và đoàn kết giữa các phụ huynh có con là trẻ khuyết tật, cũng như những tác động tích cực của nó đối với cả cha mẹ và trẻ em.

Chị Pin chơi cùng con

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú