QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Tài trợ trẻ mang lại những thay đổi tích cực cho cộng đồng

 

Thư từ trao đổi giúp hình thành và gắn kết tình bạn, xây dựng lòng tự tin và cải thiện khả năng viết và nói của trẻ em cũng như xây dựng mối quan hệ khăng khít với nhà tài trợ, những người luôn theo sát và hỗ trợ trẻ. Một vòng trao đổi thư từ thường diễn ra trong khoảng 16 tuần và ChildFund được hỗ trợ bởi đội ngũ tình nguyện viên tại cấp thôn xã trong các hoạt động tiếp nhận và chuyển phát thư tới tận tay trẻ.

childfund tài trợ trẻ

Cô Vui đã và đang hỗ trợ ChildFund thực hiện hoạt động thư tín rất đặc biệt tại vùng dự án của ChildFund ở Cao Bằng.

Bắt đầu tham gia hoạt động tài trợ trẻ từ năm 2009, cô Vui đã có thời gian hơn tám năm gắn bó với công tác tình nguyện thu nhận và chuyển phát thư từ của hơn 70 trẻ tài trợ trong khu vực thôn bản nơi cô sinh sống.
Đúng như tên gọi, cô luôn thấy vui khi được tham gia làm cầu nối giữa trẻ em và nhà tài trợ, thấy hứng khởi khi đi qua những con đường tít tắp giữa phong cảnh đồi núi xanh ngút ngàn, những ruộng lúa vàng mướt mải hay len qua những cánh đồng mía với hàng ngàn cây luôn vươn cành lá đu đưa.

Cô luôn thấy phấn khởi khi nhìn những gương mặt trẻ sáng bừng lên khi các em nhận được thư từ nhà tài trợ ở khắp nơi trên thế giới.

Đôi khi, đi kèm với những lá thư là những tấm thiệp hoặc những món quà nhỏ nhà tài trợ gửi cho trẻ.

“Cô nhớ có lần có bạn nhận được thư nhà tài trợ mà có cả một áp phích dạy rửa tay; lúc đầu cô bé không biết phải làm gì với áp phích đó nhé” cô Vui kể.

“Cô bé con rất thích các hình vẽ trên tấm áp phích và cô giải thích cho nó cần phải rửa tay như thế nào, rồi giữ tay sạch sẽ thì sẽ khỏe mạnh ra làm sao.

“Đấy cũng là một trong vô số lần cô có thể nói hoạt động tài trợ đã mang lại lợi ích cho trẻ con, hơn rất nhiều những điều người ta có thể tưởng tượng.”

Cô Vui là một trong hơn 600 tình nguyện viên làm việc tại cộng đồng, hàng năm thu và phát hơn 42.000 sản phẩm tài trợ từ và tới trẻ em tại các vùng dự án của ChildFund tại Việt Nam, trong đó có cả Cao Bằng.

Mỗi tháng có khoảng 30-40 lá thư gửi từ và đến với trẻ em trong thôn, cô Vui cho biết.

“Một vài bạn bé tí tẹo nên chưa biết viết, bố mẹ các cháu cũng không thạo tiếng Việt nên cô thấy vui vì có thể giúp các bạn ấy viết thư”, cô Vui kể thêm.
“Cô thấy vui khi giao tiếp với trẻ em và bố mẹ các cháu; công việc thư từ rất có ý nghĩa”

childfund tài trợ trẻ

“Cô thấy vui khi giao tiếp với trẻ em và bố mẹ các cháu; công việc thư từ rất có ý nghĩa”

ChildFund bắt đầu các hoạt động phát triển cộng đồng tại Cao Bằng từ năm 2010. Có hơn 6700 trẻ em và gia đình được hưởng lợi từ các chương trình phát triển cộng đồng do ChildFund hỗ trợ trong thời gian qua.

Hàng chục công trình trường học, trạm ý tế, hệ thống cấp nước đã được xây dựng và hàng trăm hoạt động tạo thu nhập đã được thực hiện nhờ sự hỗ trợ từ nhà tài trợ cá nhân và các chính phủ Australia và New Zealand.

“Hàng này các cô có thể thấy những thay đổi tốt đẹp đang diễn ra.” Cô Vui cho biết, “Trẻ con được đi học ở trường học tốt hơn, y tế cũng cung cấp dịch vụ tốt ngay tại trạm y tế xã.

“Cộng đồng biết ơn nhà tài trợ đã hỗ trợ cải thiện cuộc sống và xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em.”

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Nhóm trẻ em nòng cốt tham gia xây dựng một môi trường sống an toàn, lành mạnh

Nhóm trẻ em nòng cốt tham gia xây dựng một môi trường sống an toàn, lành mạnh

“Em biết đến nhóm khoảng một năm trước do một số bạn bè của em đã là thành viên từ…
Nhóm trẻ em nòng cốt tham gia xây dựng một môi trường sống an toàn, lành mạnh
Điểm vui chơi hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tại thôn Nà Rầy, tỉnh Bắc Kạn

Điểm vui chơi hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tại thôn Nà Rầy, tỉnh Bắc Kạn

A. là một cô bé khuyết tật về trí tuệ. Do những rào cản về nhận thức và giao tiếp,…
Điểm vui chơi hòa nhập cho trẻ em khuyết tật tại thôn Nà Rầy, tỉnh Bắc Kạn
Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin

Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin

Chị Pin sống tại xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Ngoài công việc làm ruộng và chăn…
Trao quyền cho cha mẹ trẻ khuyết tật: Câu chuyện của chị Pin
Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh

Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh

Lục Thị Trang bắt đầu đảm nhiệm vị trí Cán bộ Văn hóa – Xã hội tại xã Xuân Nội,…
Lục Thị Trang – Tấm gương trong công tác Bảo vệ trẻ em tại huyện Trùng Khánh
Gặp gỡ Hạnh: Nữ thanh niên năng động và đầy nhiệt huyết

Gặp gỡ Hạnh: Nữ thanh niên năng động và đầy nhiệt huyết

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ Hạnh – nữ thanh niên năng động…
Gặp gỡ Hạnh: Nữ thanh niên năng động và đầy nhiệt huyết
Cây dong riềng tạo cơ hội mới cho người dân huyện Trùng Khánh

Cây dong riềng tạo cơ hội mới cho người dân huyện Trùng Khánh

Anh Hứa Văn Phú sống ở thôn Ngọc Sơn, huyện Trùng Khánh, một trong những vùng núi cao nghèo nhất…
Cây dong riềng tạo cơ hội mới cho người dân huyện Trùng Khánh