Đã từ rất lâu, người dân ở vùng nông thôn thường sống dưa vào nông nghiệp với năng suất chỉ để đủ ăn, rất ít sản phẩm kiếm được để bán hay kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, kỹ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu cũng khiến nhu cầu về thể chất của mỗi các thành viên trong gia đình tăng lên.
ChildFund Việt Nam đang làm việc trong mối quan hệ đối tác với các cộng đồng ở vùng nông thôn để cải thiên các kỹ thuật canh tác, tăng cường chất lượng an toàn thực phẩm và phát triển sinh kế bền vững.
Chị Đà là một phụ nữ trạc tuổi ba mươi với đôi mắt sáng và cái nhìn lạc quan. Sau khi lấy chồng, chị đến sinh sống tại xã Lục Bình vào năm 2010. Gia đình chị có bốn người, bao gồm vợ chồng chị, mẹ chồng và con trai.
Nuôi lợn nái là một trong những mô hình mang lại thu nhập khá tốt cho gia đình chị Đà
Cũng giống như các hộ gia đình làm nông khác trong xã, gia đình chị Đà thường phải đối mặt với những khó khăn để trang trải chi phí cho gia đình. Năng suất lúa thấp, hai vụ một năm trên một mảnh ruộng rộng gần 1000m2 không thể đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình.
Năm 2011, chị Đà tham gia vào Chi hội Phụ nữ thôn. Chị thường xuyên tham gia vào các buổi tập huấn do ChildFund Việt Nam tổ chức. Qua đó, chị đã học được các kỹ năng canh tác cải tiến và thực hiện trồng ngô xen vụ giữa các vụ lúa. Chị đã quyết định vay tiền từ quỹ tín dụng và tiết kiệm để mua lợn, gà và bắt đầu trồng nấm, cam, quýt để đa dạng hóa nguồn thu nhập cho gia đình. Kết quả là năm 2012, thu nhập của gia đình chị đã tăng lên khoảng 2,6 triệu đồng một tháng. Giờ đây, chị đã có thể trang trải đủ các khoản chi phí cho gia đình.
Tháng Mười Hai năm 2015, ChildFund bắt đầu triển khai dự án Con đường Thanh niên tại huyện Bạch Thông. Dự án hỗ trợ cho người dân biết cách quản lý kinh tế của gia đình và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng bằng cách triển khai các sáng kiến sản xuất và kinh doanh.
Chị Đà cùng năm thành viên khác đã thành lập một nhóm kinh doanh chuyên trồng rau sạch.
Chị Đà cùng năm thành viên khác đã thành lập một nhóm kinh doanh chuyên trồng rau sạch. Chị chia sẻ: “Ngày nay, nhiều người thích ăn rau hơn ăn thịt để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh cho bản thân. Tôi muốn tận dụng cơ hội này để kinh doanh”.
Nhóm của chị Đà đã được tập huấn về chuỗi sản xuất, cách phân tích nhu cầu thị trường và sử dụng các nguồn lực sẵn có. Họ cùng nhau xây dựng một hệ thống đường ống dẫn nước từ thượng nguồn về tận nhà của các thành viên để phục vụ cho việc tưới rau. Họ cũng tìm hiểu về cách phòng sâu bệnh phù hợp. ChildFund cũng hỗ trợ giống rau và một số dụng cụ làm vườn, đồng thờ cử một số chuyên gia nông nghiệp thường xuyên đến thăm hỏi, tư vấn về cách theo dõi tiến trình phát triển của rau.
Sau chín tháng gieo trồng, những trái cà chua, su hào, cải bắp, đậu xanh và dưa chuột đầu tiên đã được nhóm chị Đà đem bán tại chợ.
“Chúng tôi đã rất hạnh phúc với những thành quả đầu tiên của mình! Với những nỗ lực của nhóm, chúng tôi mong rằng sẽ mở rộng quy mô sản xuất, thu hút thêm thành viên và đa dạng hóa các sản phẩm rau sạch trong thời gian tới”, chị Hương, một thành viên trong nhóm chia sẻ.
“Thu nhập từ việc trồng rau sạch cao gấp ba lần so với việc trồng lúa ngô trước đây – với khoảng 10 triệu đồng so với 3 triệu đồng trên cùng một diện tích đất”, chị Đà cho biết.