QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Với nhiều cha mẹ, nhà trường và nhất là các em học sinh, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học là một giai đoạn chứa đầy sự hồi hộp, niềm phấn khích và cả những lo lắng. Thế nhưng, đối với My – cô bé mới lên lớp 1 tại tỉnh Hòa Bình, việc hòa nhập tại môi trường học tập mới đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều sau khi em và mẹ cùng tham gia những hoạt động được hỗ trợ bởi dự án “Sẵn sàng vào tiểu học”.

“Năm học vừa rồi, cháu được các cô ở trường mầm non Thượng Tiến dẫn lên thăm trường và gặp gỡ các cô giáo và các anh chị tiểu học. Cháu được tham quan lớp học và thư viện ở trường. Cháu còn được giao lưu văn nghệ với các anh chị nữa. Bây giờ thì cháu đã học lớp 1 cùng trường với các anh chị ấy, cháu không cảm thấy xa lạ đâu”, My vui vẻ nói.

Cùng trường với My, em Lộc – một học sinh lớp 2 cũng chia sẻ niềm vui mỗi khi được về thăm trường cũ của mình: “Cháu được cô giáo cho xuống trường mầm non để giao lưu và hướng dẫn các em cách cầm bút và tô màu. Cháu rất vui vì có thể hỗ trợ các em, và được các em gọi bằng anh!”.

Học sinh mầm non và tiểu học cùng tham gia tô màu trong một hoạt động giao lưu

Trước khi tham gia dự án, trường mầm non Thượng Tiến còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho học sinh, cũng như trong việc phối hợp với các giáo viên tiểu học tại địa bàn. Chị Phương, Hiệu trưởng trường mầm non Thượng Tiến chia sẻ: “Trường trước đây mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ giáo viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản như dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 24 chữ cái, 10 chữ số, dạy trẻ kỹ năng cầm bút, tô màu, một số kỹ năng tự phục vụ cơ bản như chải đầu, buộc tóc, mặc quần áo… Thực sự, trường lúc đó chưa dành nhiều thời gian chú trọng đến công tác phối hợp với cấp tiểu học để thực hiện nội dung hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp”.

Từ cuối năm 2021, chị Phương bắt đầu tham gia các khóa tập huấn về hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp cùng ChildFund. Sau hai năm với nhiều nỗ lực từ các giáo viên, cha mẹ và học sinh, trường Mầm non Thượng Tiến đã có những thay đổi tích cực. Học sinh tại trường thường xuyên được tham gia các hoạt động giao lưu cùng trường tiểu học như biểu diễn văn nghệ, trang trí lớp học, làm đồ dùng, đồ chơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa như hội thi về trường tiểu học… Giáo viên tại trường đã được trang bị thêm kỹ năng để lồng ghép một cách hiệu quả nội dung hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp vào các hoạt động hàng ngày cho học sinh. Qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, cha mẹ học sinh cũng đã được các giáo viên tuyên truyền để có thêm kiến thức hỗ trợ con trong giai đoạn chuyển tiếp.

Chị Phương phát biểu tại một hội thảo cấp tỉnh cho giáo viên về nội dung hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp

Chị Thanh, mẹ của em My chia sẻ: “Trước đây cháu nhút nhát lắm, nhưng giờ tôi thấy cháu vui và tự tin, không còn lo sợ như trước. Từ những kiến thức tôi học được từ tập huấn của ChildFund và hội thảo ở trường, tôi đã hỗ trợ cháu phát triển sự tự tin và tính độc lập, làm quen với ngôn ngữ và vận động. Tôi luôn dành thời gian hướng dẫn con học ở nhà ít nhất là 2 tiếng buổi tối. Tôi cũng không gây áp lực cho con, động viên con khi con làm tốt việc gì đó để tạo cho con cảm giác thoải mái khi đi học”.

Trong năm học 2022 – 2023, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định công nhận trường mầm non Thượng Tiến là trường đạt chuẩn mức độ 1. Để đạt được thành công trong việc hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp, trường Thượng Tiến đã thực hiện 3 sẵn sàng, theo chia sẻ của chị Phương: “Trường học sẵn sàng – Tạo môi trường học tập hiệu quả; Gia đình sẵn sàng – Hỗ trợ quá trình học tập và phát triển của trẻ; và Trẻ sẵn sàng – Vui vẻ đến trường và ham học hỏi”.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú