QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Chương trình ngân hàng bò mang lại hy vọng cho các gia đình

Cũng giống như nhiều gia đình ở Hòa Bình, Việt Nam, gia đình cậu bé Hiệp 6 tuổi đang cố gắng kiếm sống với số tiền ít hơn một đô la mỗi ngày. Gia đình Hiệp là một trong những hộ khó khăn nhất trong thôn.

“Đầu năm học mới phải khó lắm mới kiếm được đủ tiền mua đồng phục cho con đi học, rồi bảo hiểm y tế hay thậm chí là những thứ cơ bản như thức ăn dinh dưỡng trên bàn.” mẹ Hiệp cho biết.

Mô hình ngân hàng trâu bò tạo điều kiện cải thiện thu nhập cho gia đình Hiệp

Chu kỳ thứ hai của mô hình ngân hàng bò do ChildFund giới thiệu sẽ giúp gia đình Hiệp có một con trâu, được người hàng xóm của anh, người trước đây đã tham gia chương trình chuyển giao. Con trâu sẽ cung cấp phân, phân bón để tăng năng suất cây trồng, thu nhập từ công việc nông nghiệp và thực phẩm.

“Đó là khoản đầu tư lớn nhất của gia đình tôi từ trước đến nay. Chúng tôi phải vay mượn anh chị em để mua được nửa con trâu này. Nó là con cái nên hy vọng trong hai năm nữa chúng tôi có thể trả khoản vay khi nó sinh con”.

Hiệp rất thích con trâu mới này. Giờ đây, hàng ngày sau giờ học, em giúp bố mẹ chăn trâu, cắt cỏ cho nó ăn.

Mô hình ngân hàng trâu bò tạo điều kiện để mỗi gia đình tham gia có thể , nó có thể được bán đi, nghĩa là các gia đình có tài sản trong lúc cần kíp, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe khẩn cấp hoặc mùa thiếu thốn lương thực.

Mẹ Hiệp cho biết “Con trâu mang lại hy vọng cho gia đình tôi vì khi nó sinh con, chúng tôi sẽ có nhiều tài sản hơn. Nếu bán một con nghé, chúng tôi có thể tạo ra thu nhập cho gia đình”.

Ngân hàng trâu bò mà ChildFund hỗ trợ từ năm 2014 đã cho phép 45 hộ gia đình ở Hòa Bình tiếp cận các khoản vay để bắt đầu các hoạt động tạo thu nhập của họ.

Thực hiện theo phương thức mỗi gia đình được cho vay một nửa số tiền để mua một con trâu cái và trong hai năm, khi trâu mẹ sinh được con, con mẹ sẽ được chuyển sang gia đình khác. Sau đó gia đình sẽ chọn trả một nửa đã vay hoặc giữ lại con nghé.

“Chúng tôi có các nhóm gia đình tham gia vào chương trình này. Mỗi khi có thể chuyển mẹ, các cuộc họp thôn sẽ được tổ chức để thảo luận về khả năng các hộ được nhận. Thông tin được truyền tải một cách minh bạch.” ông Sơn, trưởng thôn, người phụ trách chương trình ở Thu Phong, chia sẻ.

“Con trâu thực sự rất quan trọng đối với gia đình tôi. Nó mang lại cho chúng tôi hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho con tôi”, mẹ của Hiệp nói.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú