QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Bóng bầu dục là trò chơi dành cho tất cả mọi người


Mai, 13 tuổi là một cầu thủ chơi bóng bầu dục đai ở Tân Lạc, Hòa Bình. Trước khi tham gia chơi bóng bầu dục đai vào năm 2018, có lúc em thấy việc kết bạn thật khó khăn.

Cuộc sống hàng ngày của Mai đã có nhiều thay đổi kể từ khi em tham gia chơi bóng bầu dục đai trong một chương trình thể thao vì sự phát triển mà ChildFund thực hiện tại Hòa Bình thông qua mô hình câu lạc bộ tại cộng đồng.

Mai sống với ông bà ngoại tại một ngôi làng nhỏ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

“Trước đây, Mai thường cô đơn. Con bé không có bạn bè. Ở trường, cháu thường ngồi một mình trong giờ nghỉ giải lao vì cháu không thể nghe được bạn bè đang nói gì”, bà của Mai cho biết.

Tuy nhiên, chỉ chưa đầy hai năm trước, mọi thứ đã thay đổi khi cô bé đã được mời tham gia một buổi chơi bóng bầu dục và kỹ năng sống do ChildFund Pass It Back, đối tác từ thiện chính của Rugby World Cup 2019, thực hiện.

Mai chơi cho đội bóng bầu dục mang tên Hoa Rừng, và cuộc sống hàng ngày của cô bé đã có những thay đổi đáng kể khi em có thể làm quen với những người bạn mới, khiến cho em tự tin hơn.

“Mai hoạt bát hơn xưa rất nhiều. Bây giờ khi ở nhà, con bé ham học và thường lấy sách ra để học. Mỗi ngày sau khi ăn xong, con bé đều xung phong rửa bát. Giờ nó cũng chăm sóc bản thân tốt hơn”, bà ngoại Mai cho biết.

“Tính cách của con bé cũng đã thay đổi. Có thể thấy Mai vui hơn rất nhiều kể từ khi tham gia chương trình. Nó thích đi tập và đạp xe đến sân cỏ. Có ngày nó thậm chí còn đi bộ đi tập để xem có bạn bè nào muốn chơi bóng bầu dục để rủ chơi cùng không. Sau các buổi học, Mai dường như có tâm trạng rất tốt”.

VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN
Theo bà của Mai, gia đình nghĩ rằng cô bé sẽ không thể chơi thể thao do tình trạng khiếm thính.

“Khi con bé được huấn luyện viên ChildFund Pass It Back mời tham gia, nhà tôi cũng để cho con bé đi tập nhưng không nghĩ rằng nó sẽ có thể học được bất cứ điều gì,” bà của Mai nói. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ khuyết tật nào trong cộng đồng của chúng tôi tham gia vào bất kỳ loại hoạt động nhóm nào”.

Tuy nhiên, kể từ khi Mai tham gia chương trình, các huấn luyện viên và đồng đội đã hỗ trợ rất nhiều. Khi bước lên sân, cô bé ngồi gần các huấn luyện viên trong khi thảo luận để có thể nghe họ nói gì.

Đồng đội của Mai cũng chăm sóc cô rất nhiều, và lũ trẻ đến chơi nhà Mai thường xuyên hơn, thường xuyên đón cô khi đi học.

Mai tham gia trận thi đấu đầu tiên cùng đồng đội tháng 11 năm 2018

“Khi Mai tham gia năm 2018, cô bé thường xuyên lên sân nhưng ngồi cách xa những người còn lại và không giao lưu với ai”, huấn luyện viên của Mai, chị Thủy, cho biết. “Mai học chậm hơn các đồng đội và thường xuyên làm rơi bóng, điều này đã khiến cô bé càng nản hơn.

“Ban đầu, một số cầu thủ không muốn để Mai thi đấu trong đội của họ. Chúng tôi đã dành thời gian nói chuyện với nhóm về điều này. Chúng tôi đã giúp các cầu thủ hiểu được tầm quan trọng của việc hòa nhập. Từ đó, họ quý trọng và giờ coi Mai như một thành viên của đội. Nhờ sự giúp đỡ của họ, Mai đã tự tin hơn rất nhiều”.

‘TÔI RẤT VUI VÌ CÓ THỂ THAM GIA THI ĐẤU’

Mai đã được trao cơ hội chơi ở giải đấu đầu tiên vào tháng 11 năm 2018. Tuy nhiên, ban đầu cô bé rất ngại ngùng và lo lắng nên không tham gia cùng đội của mình trên sân.

Phải nhờ đến sự giúp đỡ của một trong những đồng đội, người đã tìm cho cô ấy một chiếc áo thi đấu và thẻ đai và chỉ cho Mai cách mặc áo đấu để tham gia cuộc chơi.

Khi bước ra sân, Mai rất phấn khích và sự động viên của các huấn luyện viên cũng như các cầu thủ khác đã giúp em tự tin hơn. Cuộc chơi thực sự là một bước ngoặt, giúp Mai phát triển cảm giác thân thuộc, tự tin và bản lĩnh của cá nhân.

“Tôi rất vui vì mình có thể là một phần của cuộc thi đấu. Tôi đã nghĩ rằng trận đấu chỉ dành cho những người chơi giỏi và khéo léo chứ không phải dành cho tôi,” Mai nói.

12 tháng trôi qua, đến giải đấu cuối mùa, Mai đã tích cực thi đấu trong các trận đấu và thể hiện sự nhiệt tình rất lớn với trò chơi.

Mai và đồng đội đã tích cực tham gia các buổi luyện tập và thi đấu

Chị Thủy cho biết thêm: “Trước đây, Mai cần rất nhiều người hỗ trợ để bắt đầu trò chơi hay hoạt động, nhưng bây giờ cô bé tự thu dọn đồ dùng để sẵn sàng cho trò chơi, giống như các bạn cùng trang lứa”.

Trẻ em khuyết tật thường phải trải qua những thách thức đáng kể do sự phân biệt đối xử khiến các em không được thực hiện quyền tham gia chủ động trong cộng đồng của các em.

Được hỗ trợ bởi Liên đoàn bóng bầu dục thể giới – World Rugby và Liên đoàn bóng bầu dục châu Á – Asia Rugby, các huấn luyện viên của ChildFund Pass It Back đang tạo ra một hình mẫu mới trong cộng đồng. Khi họ tích cực tìm kiếm và chào đón những người chơi như Mai, họ đang làm gương cho những hành vi hòa nhập để những người khác noi theo. Thông qua các hành động của mình, họ chứng minh rằng tất cả trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả những người khuyết tật, phải được công nhận và thực hành các quyền của họ. Công việc thành lập và củng cố các câu lạc bộ bóng bầu dục cộng đồng này đã tạo ra một nền tảng bền vững để hòa nhập hơn và đảm bảo rằng các huấn luyện viên và hình mẫu có kỹ năng không chỉ huấn luyện bóng bầu dục mà còn dạy các kỹ năng sống quan trọng.

Những cô gái trẻ như Mai có khả năng làm cuộc sống của chính mình trở nên phong phú và đóng góp có giá trị cho cộng đồng. Họ chỉ cần một cơ hội, và sự khích lệ và tôn trọng trong suốt chặng đường.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Khi mới lên 2 tuổi, Ngọc bị ốm và sốt cao, để lại di chứng là những cơn rung giật…
Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Với nhiều cha mẹ, nhà trường và nhất là các em học sinh, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non…
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học
Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em

Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em

“Tổng đài điện thoại quốc gia hàng năm phải tiếp nhận và hỗ trợ trên 500 nghìn cuộc gọi. Dù…
Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em
Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật

Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật

Em Hảo, 8 tuổi, là con cả trong gia đình, hiện đang sinh sống tại huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao…
Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật
Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hồng, đến từ Hoà Bình, là một tấm gương đáng khích lệ về sự đam mê và cam kết trong…
Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em

Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em

Hai chị em sinh đôi Ngân và Hà ra đời vào tháng 11/2019. Từ khi sinh ra, hai em đã…
Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em