QUYÊN GÓP

Phương tiện truyền thông & Tin tức

TCBC: Xây dựng cộng đồng vững mạnh và tự lực tại Cao Bằng

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2019 – Thu nhập tăng, sinh kế đa dạng, an ninh lương thực được cải thiện và giảm thiểu rủi ro thiên tai đã mang lại những thay đổi đáng kể về phúc lợi của các thành viên cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ, ở huyện Trà Linh, tỉnh Cao Bằng. Dự án Xây dựng Cộng đồng Vững mạnh và Tự lực ở nông thôn Cao Bằng (Việt Nam) được tài trợ bởi Chương trình viện trợ New Zealand và quyên góp từ cộng đồng nhân dân New Zealand thông qua ChildFund New Zealand.

Dự án được thực hiện bởi ChildFund Vietnam và Ủy ban nhân dân huyện Trà Lĩnh từ tháng 7 năm 2014 đến tháng 6 năm 2019. Các biện pháp can thiệp nhắm vào các cộng đồng dễ bị tổn thương của các dân tộc H’Mông, Tày và Dao ở sáu xã nghèo nhất của huyện Trà Lĩnh gồm Cao Chương, Lưu Ngọc, Quang Hân, Quang Vinh, Quốc Toàn, và Xuân Nội.

Thành tựu quan trọng sau năm năm thực hiện bao gồm:

·         Thu nhập hộ gia đình tăng: 60% hộ gia đình báo cáo thu nhập tăng (so với năm 2014);

·         Tài sản hộ gia đình tăng: tính đến năm 2019, số hộ lần đầu tiên có xe máy là 36%; 38% hộ gia đình tham có thể xây mới nhà vệ sinh; 32% hộ gia đình có máy canh tác; 83% hộ gia đình có gia súc lớn, tăng 20% ​​so với năm 2014;

·         Dinh dưỡng tốt hơn cho trẻ em: số liệu thống kê năm 2019 cho thấy 95% hộ gia đình tham gia khảo sát có ba bữa ăn mỗi ngày cho trẻ em và 60% trong số họ cho biết chất lượng bữa ăn được cải thiện hơn; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (bao gồm cả thấp còi) ở trường mầm non giảm xuống còn 5% so với tỷ lệ trung bình 30,3% của các tỉnh phía Bắc vào năm 2019;

·         Tỉ lệ trẻ em đi học cao hơn: đến năm 2019, 100% trẻ em trong các hộ gia đình được khảo sát đăng ký đi học; phần lớn người vay vốn tín dụng vi mô báo cáo chi tiêu phần thu nhập có thêm được cho các hoạt động giáo dục của con cái;

·         Giảm rủi ro thiên tai: Tập huấn được thực hiện cho 100 người làm nhóm nòng cốt và 50 kế hoạch Giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) cấp thôn xóm được xây dựng, dựa trên đó 03 (ba) cây cầu và 08 (tám)đường nội thôn được xây dựng để đảm bảo an toàn cho trẻ em và người dân; và

·         Các can thiệp thành công quan trọng  là hệ thống tưới tiêu, mô hình tạo thu nhập từ chăn nuôi bò và dê, trồng chanh leo, dự trữ ngô sau thu hoạch, và các chương trình tiết kiệm và tín dụng cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số.

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Bà Wendy Matthews, nhận xét về dự án này cho biết “Tôi tự hào về tác động của dự án này trong việc xây dựng các cộng đồng địa phương vững mạnh. Sự hỗ trợ của chúng tôi rất thiết thực, với một loạt các hoạt động được thực hiện để cải thiện sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập của các gia đình và cải thiện khả năng chống chịu thiên tai. Tổng cộng 1.400 gia đình địa phương người dân tộc thiểu số ở huyện Trà Linh, được hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa New Zealand  và ChildFund.

Đầu tư của chúng tôi vào Cao Bằng là một ví dụ về cam kết của New Zealand, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp Việt Nam để tăng cường khả năng quyết định tương lai và phát huy tiềm năng đầy đủ của họ.”

Chia sẻ tại sự kiện này, bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Quốc gia của ChildFund Việt Nam cho biết, Child ChildFund Vietnam đã hợp tác với chính quyền địa phương ở Cao Bằng từ năm 2010 để thực hiện các sáng kiến ​​phát triển cộng đồng, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em và hướng tới tạo điều kiện để các em tự tin khẳng định “Tôi có Tương lai”. Dự án năm năm này, với sự hỗ trợ của chính phủ New Zealand và ChildFund New Zealand, đã mang lại những tác động và thay đổi tích cực cho cuộc sống của hàng ngàn trẻ em và gia đình của các em ở Trà Lĩnh. Thành công và bài học rút ra từ dự án này cũng khuyến khích chúng tôi tiếp tục cách tiếp cận và áp dụng cách can thiệp mang tính bền vững và chất lượng như vậy trong các sáng kiến hỗ trợ cho trẻ em và cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất ở các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam”.

Dự án có tính bền vững cao  vì ngay từ đầu các hoạt động và kết quả mong đợi tập trung vào thúc đẩy sự tham gia, sự đóng góp của cộng đồng và tính sở hữu của nông dân và đối tác địa phương đặc biệt là các cơ quan và chính quyền địa phương.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú