QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Duy trì sự bền vững trong tiếp cận nước sạch

“Điều quan trọng nhất của một dự án về nước sạch là sự tham gia của người dân. Nếu người dân có thể tham gia trong mọi tiến trình, từ khâu đóng góp ý kiến về nhu cầu, thiết kế mô hình dự án để giải quyết vấn đề của chính họ cho đến theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động thì họ sẽ tăng thêm trách nhiệm để bảo vệ mô hình đó và sử dụng nước hiệu quả hơn”. Đó là lời chia sẻ của anh Quang, trưởng xóm kiêm thành viên của tổ vận hành hệ thống cấp nước cho biết.

anh Quang childfund

Anh Quang hiện là thành viên của tổ vận hành hệ thống cấp nước xã Ngọc Động kể từ năm 2017. Thành viên của tổ là do người dân trong xóm tự bình bầu lựa chọn. Tổ hoạt động thường xuyên để hỗ trợ cho người dân trong xã biết cách sử dụng nước hiệu quả.

Ngọc Động là một trong những xã nghèo của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Dân số của xã là khoảng 2.700 người với 700 hộ dân. Năm 2015, tỉ lệ hộ dân tiếp cận nước sạch chỉ vào khoảng 41%. Người dân trong xã thường lấy nước ở những mó tự nhiên hoặc từ giếng khoan đào tại nhà, vì vậy nước thường không đảm bảo chất lượng.

Kể từ năm 2015 đến nay, ChildFund đang triển khai dự án cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh tại huyện Quảng Uyên. Dự án nhằm giúp người dân tiếp cận tốt hơn tới nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, đồng thời hỗ trợ để người dân tự biết cách quản lý việc vận hành hệ thống cấp nước. Trong vòng ba năm, dự án đã xây dựng được năm công trình cấp nước, giúp gần 500 hộ dân tiếp cận nước sạch. Từ những bài học có được từ những dự án khác khi triển khai xây dựng các công trình cấp nước thiếu sự tham gia của người dân trong việc quản lý đã dẫn đến việc công trình bị xuống cấp nhanh chóng, ChildFund đã tập trung vào việc hỗ trợ trao quyền để người dân tham gia vào toàn bộ tiến trình xây dựng và thành lập các tổ quản lý vận hành công trình.

childfund xã ngọc động

Từ đầu nguồn, nước được tập trung tại trạm đặt ở độ cao trung bình (bên trái), sau đó được lọc và lưu trữ trong các bể chứa đặt tại trạm xử lý (bên phải) rồi dẫn xuống từng hộ gia đình thông qua các đường ống.

Tại xã Ngọc Động, ChildFund hỗ trợ chính quyền địa phương tổ chức các buổi họp với các hộ dân trong xã, lấy ý kiến của họ về vấn đề thiếu nước sạch, nhu cầu và giải pháp đề xuất. Họ đã cùng nhau lựa chọn xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy dựa trên những điều kiện tự nhiên của địa phương. Với độ cao 81 mét tính từ thượng nguồn xuống hạ lưu, với áp lực lớn, nước có thể chảy mạnh từ đầu nguồn xuống tới từng hộ gia đình thông qua hệ thống cấp nước tự chảy. Có hơn 450 hộ gia đình, ba trường học và một Ủy ban nhân dân xã được hưởng lợi từ công trình này.

Tháng 12 năm 2017, hệ thống cấp nước tự chảy được hoàn thiện. Người dân rất vui mừng đón nhận sự kiện này.

“Nước giờ đây đã rất sạch rồi. Giờ đây, tôi có thể dùng nước sạch tại nhà hàng ngày!”, anh Chiến, một người dân trong xã chia sẻ.

anh Chien childfund

Anh Chiến (ở giữa) và các thành viên trong gia đình sử dụng nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ đo nước.

Không chỉ tiếp cận tới nguồn nước sạch và an toàn, người dân trong xã giờ đây là hiểu hơn về giá trị của nước sạch và tầm quan trọng của việc duy trì bảo dưỡng hệ thống. Họ thành lập tổ vận hành với thành viên là ba trưởng xóm và một lãnh đạo xã. Tổ chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng hệ thống, thường xuyên kiểm tra việc vận hành và hỗ trợ các hộ gia đình sử dụng nước. Mỗi hộ gia đình đều lắp đặt đồng hồ đo nước tại nhà và trả tiền nước hàng tháng với mức giá khoảng 200 ngàn đồng/ mét khối. Họ cũng đóng góp ngày công và vật liệu trong quá trình xây dựng công trình.

“Nhận thức và hành vi của mỗi người dân đều đóng góp rất lớn vào tính bền vững của công trình, cũng như vào sự phát triển bền vững trong cuộc sống của chính họ. Với việc tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, người dân giờ đây đã hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ có, giá trị của nguồn tài nguyên và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này”, anh Quang chia sẻ.

 

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú