QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

An toàn trên mạng: Thành công từ thay đổi cách tiếp cận trẻ trong bối cảnh dịch COVID 19

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều em nhỏ đã và đang phải trải qua những giai đoạn cách ly xã hội, khiến cho những sinh hoạt thường ngày của các em một phần nào đó chỉ gói gọn trong một căn phòng nhỏ. Trong hoàn cảnh như vậy, mạng Internet đã và đang trở thành một “người bạn” thường nhật của con trẻ. Mạng Internet đảm bảo rằng các em vẫn theo sát được chương trình học thông qua hình thức trực tuyến, vừa giúp các em giải trí, thư giãn với vô vàn các nội dung. Qua đó, chúng ta không khó để nhận ra rằng, trong giai đoạn này, thời gian trung bình sử dụng Internet của trẻ đã tăng lên đáng kể. Sự gia tăng này đôi khi đi kèm với việc thiếu sát sao, quản lý từ các bậc cha mẹ/ người chăm sóc trẻ, từ đó dẫn đến những vấn nạn tấn công trên mạng. Thực tế này đòi hỏi Cộng đồng cần chung tay xây dựng các hoạt động để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Internet cho trẻ em, đảm bảo cho các em một môi trường lành mạnh, bổ ích.

Dự án “An toàn trên mạng” (Swipe Safe) được ChildFund Việt Nam khởi động từ năm 2017. Sau thành công của 3 năm đầu tiên, dự án giờ đây sẽ bước sang giai đoạn 2 (2021-2024) tại 3 thành phố và 3 huyện thuộc các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình. Hình thức tập huấn trước đây của dự án chủ yếu là trực tiếp tại các trường học. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều trẻ em tại địa bàn dự án nhiễm virus Corona hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nên phải cách ly y tế,  cán bộ dự án An toàn mạng của ChildFund Việt Nam đau đáu với câu hỏi: “Làm thế nào để có thể truyền tải các kiến thức an toàn trên mạng dành cho trẻ trong giai đoạn cách ly xã hội một cách hiệu quả, thu hút nhất?”.

Để trả lời câu hỏi nêu trên, nhóm Cán bộ của ChildFund Việt Nam đã tìm tòi và khám phá ra một bộ công cụ giảng dạy trực tuyến về an toàn mạng được phát hành bởi Google. Công cụ này bao gồm một giáo trình bài bản, chi tiết về từng nội dung chuyên biệt, như bảo mật thông tin, đặt mật khẩu cho tài khoản, chia sẻ thông tin,… Bên cạnh đó, các em còn được hóa thân thành những nhân vật, cố gắng giành về cho mình những số điểm cao nhất thông qua việc tham gia trả lời những câu hỏi sau mỗi buổi học.

Tận dụng nền tảng này, cùng với những tập phim hoạt hình do chính ChildFund Việt Nam lên ý tưởng và biên tập, các Cán bộ của Dự án “An toàn trên mạng” đã xây dựng các khóa tập huấn mà tại đó, các em nhỏ sẽ được truyền tải những kiến thức về an toàn mạng dưới dạng những cuộc đua, nơi mà các em sẽ thi tài giải đáp những câu hỏi về những nội dung các em đã được học sau mỗi một bài giảng. Sự ganh đua về thứ hạng khiến cho không khí học tập của các em luôn rất sôi nổi, nhiệt tình, bởi lẽ em nào cũng muốn có cho mình một thứ hạng cao nhất để trở thành những nhà vô địch.

Với mục tiêu trang bị kiến thức để trẻ có thể sử dụng Internet một cách an toàn, Dự án đã đạt được những thành công bước đầu về nâng cao nhận thức chung của trẻ em. 2 khóa tập huấn đã được thực hiện từ các ngày 13-17/12/2021 với sự tham gia của 40 học sinh lớp 6-7, trong thời điểm đó đang thuộc diện cách ly xã hội. Các em đã tham gia đầy đủ cả 4 buổi tập huấn với một tinh thần hăng say, với những nét hào hứng luôn thường trực trên khuôn mặt. Chị Nga, mẹ của một học sinh lớp 6 chia sẻ, “Lúc đầu, tôi nghĩ rằng con mình sẽ chỉ tham gia 1-2 buổi thôi vì đây là khóa học không bắt buộc. Nhưng đến các hôm sau, cháu nhà tôi còn chủ động nhắc tôi cho ăn cơm sớm để còn tham gia lớp đúng giờ”.

Kết quả khảo sát ngẫu nhiên với 24 trẻ tham gia chương trình cho thấy, 79% trẻ cảm thấy thích phương pháp này hơn phương pháp học trực tuyến khác, 83% trẻ thấy rằng các kiến thức được cung cấp rất hữu ích, 92% trẻ cho biết mình đã biết cách phản ứng nếu gặp trường hợp tấn công trên mạng và 83% sẵn sàng tham gia nêu có các khóa học tương tự. Chị Nga cho biết thêm: “Tôi thấy rằng cách mà ChildFund đã áp dụng rất phù hợp, giúp các cháu giải quyết được căng thẳng sau một ngày học tập mà các cháu vẫn học được thêm kiến thức bổ ích”.

Có thể nhận thấy, sau khi triển khai mẫu hai khóa tập huấn trực tuyến về An toàn trên mạng dưới dạng chơi mà học, các trẻ em đã tiếp thu được thêm nhiều kiến thức bổ ích một cách hào hứng và sôi nổi. Câu hỏi khó đối với dự án “An toàn trên mạng” đã được giải đáp một phần, và chương trình tập huấn này sẽ được ChildFund Việt Nam hoàn thiện thêm để có thể áp dụng cho các hoạt động trong thời gian tới.

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động

Tại trường TH&THCS Phú Cường, một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình, điều kiện tiếp…
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Hành trình thay đổi của Linh và mẹ

Linh, cô bé 10 tuổi sinh sống tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, là chị cả trong gia đình…
Hành trình thay đổi của Linh và mẹ
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Năm 2020, cô Phương, một cô giáo trẻ và năng động đã chuyển đến giảng dạy tại Trường THCS Hợp…
Giáo viên chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em

Sau một cuộc tranh cãi trên mạng, video ghi lại cảnh em A. (một học sinh ở phía Nam Việt…
Những người hùng thầm lặng vì sự an toàn của trẻ em
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì

Giáo dục giới tính có thể không phải là môn học được nhiều học sinh yêu thích, thế nhưng nó…
Cùng học sinh Tân Lạc học về Giáo dục giới tính – Bước đệm quan trọng cho trẻ trong tuổi dậy thì
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú

Hiền là một cô bé người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc…
Hành trình tự lập của Hiền tại trường bán trú