Nhân dịp ngày 20/10 – ngày Phụ nữ Việt Nam, các văn phòng của ChildFund Việt Nam đã tổ chức những hoạt động ý nghĩa nhằm ghi nhận những đóng góp của các nữ đồng nghiệp, cũng như để gắn kết các thành viên, mang lại các trải nghiệm đáng nhớ cho mọi người.
Tại Hà Nội, các anh chị em có dịp chiêm ngưỡng thành phố từ trên cao qua chuyến xe bus 2 tầng, khám phá vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại của thủ đô. Chuyến đi kết thúc tại Highland Coffee Hàm Cá Mập, nơi cả đoàn cùng thư giãn, trò chuyện và ngắm nhìn toàn cảnh Hồ Gươm, Tháp Rùa. Trong khi đó, văn phòng Bắc Kạn có những khoảnh khắc xúc động khi thành viên nữ duy nhất của văn phòng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đồng nghiệp nam, tạo nên bầu không khí ấm áp, gắn kết. Các chị em văn phòng Cao Bằng cũng rất háo hức với những phần quà nhỏ xinh. Tại Hòa Bình, một trò chơi vui nhộn với chủ đề “Chia sẻ việc nhà” đã thu hút các cặp đội tham gia. Những phần quà được trao cho đội có câu trả lời đúng, góp phần mang lại sự vui vẻ và gần gũi giữa các thành viên.
Tập huấn mở rộng cấp Sở về xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật
Tin tức: Đinh Thu Hà – Cán bộ dự án
Từ ngày 01 – 04/10/2024, tại thành phố Hòa Bình, chương trình tập huấn quy mô…
Từ ngày 01 – 04/10/2024, tại thành phố Hòa Bình, chương trình tập huấn quy mô cấp Sở về xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật đã được tổ chức. Chương trình thu hút hơn 100 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán cấp Mầm non và Tiểu học từ 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra một không gian học hỏi và trao đổi chuyên sâu.
Buổi tập huấn không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân mà còn đi sâu vào các cơ sở pháp lý và những vấn đề cơ bản liên quan. Người tham dự được hướng dẫn chi tiết về quy trình từng bước để xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật theo tháng. Quy trình này bắt đầu từ việc xác định khả năng và nhu cầu của từng trẻ, xây dựng mục tiêu cho năm học hoặc học kỳ, triển khai các kế hoạch giáo dục hàng tháng và cuối cùng là đánh giá kết quả học tập của trẻ.
Ngoài việc cung cấp lý thuyết, chương trình còn tạo điều kiện cho người tham dự thực hành phân tích các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục Mầm non và Phổ thông, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật. Điều này giúp các giáo viên nâng cao kiến thức, duy trì thái độ và hành vi tích cực trong việc giáo dục trẻ khuyết tật.
Học sinh Hòa Bình tìm hiểu về an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em
Tin tức: Trần Văn Tú — Cán bộ dự án
Ngày 14/10/2024, dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” đã phối hợp với…
Ngày 14/10/2024, dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông và Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình tổ chức một buổi tuyên truyền vô cùng ý nghĩa tại Trường Tiểu học và THCS xã Phú Vinh.
Chương trình xoay quanh các chủ đề quan trọng như Luật Giao thông đường bộ, phòng chống bạo lực học đường, và phòng tránh xâm hại trẻ em, nhằm nâng cao ý thức và trang bị kiến thức cho các em học sinh, giáo viên, và phụ huynh. Sự kiện đã thu hút hơn 703 học sinh (trong đó có 329 học sinh nữ), 46 giáo viên, và khoảng 100 phụ huynh cùng người chăm sóc tham dự.
Điểm nhấn của chương trình là các em học sinh không chỉ được giao lưu với các cán bộ Cảnh sát Giao thông mà còn được trực tiếp giải đáp thắc mắc và thể hiện sự sáng tạo qua việc vẽ tranh về các chủ đề trên. Đây thực sự là cơ hội quý báu giúp các em và gia đình nâng cao nhận thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và xây dựng một cộng đồng an toàn hơn.
Có gì thú vị trong buổi chiêm nghiệm về SEL của các bạn học sinh tại huyện Tân Lạc?
Tin tức: Nhóm truyền thông
Thông qua dự án “Sức khỏe và hạnh phúc cho học sinh”, những “Biệt đội SEL” có cùng sở thích đã…
Thông qua dự án “Sức khỏe và hạnh phúc cho học sinh”, những “Biệt đội SEL” có cùng sở thích đã được thành lập. Cùng nhau, các bạn đã tự lựa chọn các vấn đề cần giải quyết liên quan đến sức khỏe tâm thần, cảm xúc và lên ý tưởng, lập kế hoạch cũng như tự thực hiện các dự án học tập cảm xúc xã hội (SEL) với sự đồng hành của giáo viên.
Định kỳ các “Biệt đội SEL” sẽ họp mặt để cùng chiêm nghiệm về những kỹ năng cảm xúc xã hội mà các bạn đã thực hành trong quá trình làm việc nhóm như: kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán, lắng nghe và tôn trọng sự đa dạng…
Hãy cùng cảm nhận bầu không khí cởi mở của buổi chiêm nghiệm thông qua những hình ảnh trong bài đăng tại đây!
Cùng trẻ em Hòa Bình tìm hiểu về bảo vệ trẻ em và ứng phó với thiên tai
Tin tức: Trần Văn Tú — Cán bộ dự án
Trong tháng 9 vừa qua, dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em huyện Kim Bôi và huyện Tân Lạc” đã…
Trong tháng 9 vừa qua, dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em huyện Kim Bôi và huyện Tân Lạc” đã tổ chức 4 cuộc truyền thông cấp xã và 94 cuộc truyền thông cấp xóm cho trẻ em và người dân. Nội dung truyền thông tập trung vào các dấu hiệu nhận biết xâm hại trẻ em và cách thức báo cáo vi phạm.
Cũng trong thời gian này, dự án đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của địa phương để truyền thông về rủi ro sạt lở đất và lũ quét trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Bão Yagi. Nhờ sự phối hợp này, hơn 5.000 trẻ em và gần 3.000 người lớn đã được nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng tránh thiên tai.
Sau hoàn lưu Bão Yagi (Bão số 3), tại một số xã dự án có xảy ra hiện tượng sạt lở đất nhưng không có thiệt hại về người.
Diễn đàn trẻ em đầy hứng khởi tại trường TH & THCS Hợp Đồng
Tin tức: Nhóm truyền thông
Ngày 4/10, Diễn đàn Trẻ em với chủ đề “Quyền và bổn phận của trẻ em – Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường”, đã diễn ra…
Ngày 4/10, Diễn đàn Trẻ em với chủ đề “Quyền và bổn phận của trẻ em – Xây dựng tình bạn đẹp – Nói không với bạo lực học đường”, đã diễn ra đầy hứng khởi tại Trường Tiểu học và THCS Hợp Đồng, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 600 học sinh, ban lãnh đạo và tập thể thầy cô giáo nhà trường. Thông qua những phần thuyết trình, vở kịch ngắn hấp dẫn cùng phần hỏi đáp sôi nổi, các em học sinh đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về quyền và bổn phận của mình, cùng với việc nhận thức rõ hơn về cách ngăn ngừa bạo lực học đường và xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè.
Diễn đàn này là một trong những hoạt động của dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em huyện Kim Bôi”, góp phần quan trọng trong việc tạo nên môi trường học đường an toàn và hạnh phúc cho trẻ em.
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục – Khi tri thức trở nên sống động
Tin tức: Nhóm truyền thông
“Tôi từng tìm hiểu về những phần mềm dạy học mới, nhưng đành gác lại vì không…
“Tôi từng tìm hiểu về những phần mềm dạy học mới, nhưng đành gác lại vì không có đủ thiết bị.” Đó là chia sẻ của thầy Hà Văn Dũng, một giáo viên dạy Địa lý đầy tâm huyết và cũng là chủ nhiệm câu lạc bộ STEM của trường TH&THCS Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ khi dự án “Tăng cường năng lực số cho học sinh dân tộc thiểu số” được triển khai tại trường Phú Cường. Trường được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về những thay đổi tại trường Phú Cường qua câu chuyện tại đây!
Cây hoa báo hiếu là một phong tục đặc biệt của người Tày, Nùng ở vùng Cao Bằng, đây là một nghi lễ thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với người đã khuất. Cây hoa báo hiếu có 3 tầng, được làm chủ yếu từ tre, giấy màu, và một số vật liệu tự nhiên khác. Trong đó, mỗi tầng mang một ý nghĩa riêng biệt tượng trưng cho sinh, tử và cuộc sống. Trong phong tục của người Tày, Nùng, cây hoa báo hiếu được phân chia theo thứ bậc gia đình với kích thước, số vòng và dây hoa khác nhau tùy vào vai vế.
Thông qua cây hoa báo hiếu, mỗi người lại có cách biểu đạt tình cảm riêng đối với người đã khuất. Tùy vào từng vùng miền mà những họa tiết trên thân cây hoa sẽ được biến tấu để phù hợp với tín ngưỡng và phong tục. Dù có sự thay đổi nhất định để phù hợp với điều kiện sống hiện nay, phong tục này vẫn được duy trì ở nhiều nơi. Cây hoa báo hiếu không chỉ là nghi thức tang lễ mà còn là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo và sự tri ân sâu sắc đối với tổ tiên mà còn là một biểu tượng của sự kết nối giữa thế giới hiện đại và thế giới bên kia.
Hiện nay, bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững. Dù đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, phụ nữ và trẻ em gái vẫn đối mặt với nhiều rào cản trong việc tiếp cận cơ hội và quyền lợi ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Hãy cùng xem xét một số thực trạng đáng lo ngại về bất bình đẳng giới vẫn diễn ra hàng ngày trên thế giới, và nhắc nhở bản thân rằng mỗi chúng ta đều có vai trò trong việc thúc đẩy bình đẳng giới!
Phụ nữ chiếm đa số trong lĩnh vực y tế và chăm sóc xã hội, song phần lớn công việc của họ không được trả lương hoặc ghi nhận xứng đáng. Điều này dẫn tới bất bình đẳng trong thu nhập và sự đánh giá, làm giảm giá trị của công việc chăm sóc dù đây là lĩnh vực thiết yếu cho xã hội. Vì vậy, Tăng cường sự công nhận và trả lương công bằng cho lao động nữ sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc công bằng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc.
Phụ nữ nuôi trồng và cung cấp phần lớn lương thực và chịu trách nhiệm chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, nhưng họ vẫn có nguy cơ chịu đói cao hơn nam giới. Trên thực tế, trong đại dịch Covid, tỷ lệ nữ giới phải chịu đói cao hơn 10% so với nam giới.
Theo nhiều báo cáo và khảo sát trên toàn cầu, phụ nữ chỉ nhận được khoảng 77% thu nhập so với nam giới dù làm cùng vị trí và khối lượng công việc. Sự chênh lệch này chủ yếu xuất phát từ bất bình đẳng về giới, sắc tộc và giáo dục, từ đó dẫn đến nhiều thiệt thòi cho phụ nữ. Cho nên, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi các biện pháp mạnh mẽ về chính sách cấp nhà nước và quốc tế nhằm đảm bảo thu nhập công bằng, từ đó tạo cơ hội phát triển bình đẳng hơn trong xã hội và nơi làm việc.
Thật vậy, việc phụ nữ chiếm thiểu số trong các vị trí lãnh đạo phản ánh sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội và quyền tự quyết. Khi phụ nữ không có cơ hội lãnh đạo, tiếng nói và nhu cầu của họ ít được thể hiện trong các quyết định, từ đó hạn chế sự phát triển và thay đổi trong xã hội và công việc. Theo một số nghiên cứu, việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo không chỉ nâng cao quyền lợi cá nhân mà còn góp phần tạo ra môi trường làm việc đa dạng và bao dung hơn.