Đột quỵ, ngừng tim, đuối nước, say nắng… là những tình huống nguy cấp ai trong chúng ta cũng có thể bắt gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu được hỗ trợ sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách, người bị nạn sẽ có cơ hội sống sót và hồi phục cao hơn rất nhiều. Nhận thấy tầm quan trọng của những kỹ năng này, cứ mỗi ba năm, ChildFund lại tổ chức khóa học về các kỹ năng sơ cấp cứu cho nhân viên.
Trong tháng 6, qua khóa học do Safi và Hội chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình tổ chức, các ChildFunders tại văn phòng Hà Nội và Hòa Bình đã được trang bị kiến thức và thực hành những kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Khi xem lại những hình ảnh từ hai buổi tập huấn đầy thú vị này, các ChildFunders có nhớ về những kiến thức mình đã được học không? Để ôn lại những kiến thức này, hãy tham khảo tài liệu tập huấn tại đây và xem các video hướng dẫn sau nhé:
Tập huấn truyền thông cho Hội người khuyết tật: Đưa tiếng nói của người khuyết tật vang xa
Tin tức: Nhóm truyền thông
Trong thời gian vừa qua tại huyện Na Rì (Bắc Kạn)…
Tổng kết phong trào đổi mới sáng tạo trong dạy học tại Hòa Bình
Tin tức: Đinh Thị Thu Hà – Cán bộ Dự án
Trong ngày 13/6, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo đánh giá các…
Trại hè 2024 – Sôi động, vui vẻ, an toàn
Tin tức: Nguyễn Mạnh Cường – Cán bộ Dự án
Ngày 14 và 15/6 vừa qua, hai dự án “An toàn trên mạng” và “Tăng cường năng lực số cho học sinh dân tộc thiểu số”…
Những kết quả tích cực sau quá trình tập huấn an toàn trên mạng cho học sinh THCS tại Cao Bằng
Tin tức: Thẩm Thị Loan – Cán bộ Dự án
100% giáo viên tổng phụ trách đội đã có đủ năng lực…
ChildFund tham gia tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm – dịch vụ Bảo vệ trẻ em trên mạng”
Tin tức: Nhóm Truyền thông
“Sự đóng góp của các tổ chức như ChildFund…
“Sự đóng góp của các tổ chức như ChildFund và World Vision trong việc kết nối thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
Trên đây là phát biểu của ông Nguyễn Tuấn Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng (VCSC) tại phiên tọa đàm “Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm – dịch vụ Bảo vệ trẻ em trên mạng: Cơ hội và thách thức” được tổ chức trong ngày 25/6 vừa qua tại Hà Nội.
Chuyên gia An toàn trên môi trường mạng của ChildFund Việt Nam đã tham gia tọa đàm cùng các diễn giả đến từ Trung tâm VNCERT/CC (Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin & Truyền thông), Công ty công nghệ thông tin VNPT, Công ty An ninh mạng SCS, Công ty FPT Telecom và tổ chức World Vision Việt Nam.
Các diễn giả đã đưa ra nhiều nhận định về cơ hội và thách thức trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em (BVTE) trên mạng, về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cũng như các định hướng trong xây dựng hệ sinh thái sản phẩm – dịch vụ BVTE trên môi trường mạng trong thời gian tới.
Tọa đàm là một phần thuộc Lễ Công bố Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 03:2024/VNISA cho sản phẩm, dịch vụ Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do VNISA và VCSC phối hợp tổ chức.
Khám phá sản phẩm truyền thông ý nghĩa từ biệt đội SEL
Tin tức: Nguyễn Thị Hà Lan – Cán bộ kỹ thuật SEL
Nhấn vào đây để theo dõi video sản phẩm từ biệt đội SEL nhé!
Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng với món xôi nếp nương – món ăn không chỉ mang trong mình đặc trưng văn hóa của người dân tộc Thái mà còn là chất keo gắn kết tình thân, bồi đắp tình cảm của người dân vùng cao.
Trong khi hạt gạo nếp thường bé, dài, thì nếp nương Mai Châu lại có hạt to, tròn, căng mây mẩy. Từ màu trắng trong, hạt nếp Mai Châu sẽ chuyển màu trắng đục sau khi được phơi già dưới nắng. Được đồ tới hai lần trong chõ gỗ chế riêng bởi người Thái nên xôi nếp Mai Châu luôn chín đều, mềm, dẻo, lại chẳng hề dính tay. Ngoài ra, người Thái còn pha thêm màu từ các loại rau, củ để một đĩa xôi hội tụ đủ cả ngũ sắc xanh, tím, đỏ, trắng, vàng, trông cực kỳ bắt mắt!
Xôi nếp nương thường được dùng chung với trâu gác bếp, cá nướng, thịt lợn, thịt gà nướng. Trong những ngày se lạnh, được nắm xôi nếp nương nóng hổi ủ ấm lòng bàn tay, ăn cùng với thịt nướng thơm lừng vị mắc khén cay nồng thì thật là tuyệt!
Âm nhạc không chỉ là nguồn giải trí mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của chúng ta khi làm việc. Dưới đây là một số loại nhạc có thể giúp chúng ta làm việc thêm hiệu quả, bạn hãy thử nghiệm xem loại nhạc nào hợp với bản thân mình nhất nhé!
Nhạc Baroque với nhịp điệu đều đặn và giai điệu phức tạp, được cho là có khả năng tăng cường tập trung cao độ. Các tác phẩm của Bach, Handel, và Vivaldi thường được sử dụng trong các phòng làm việc để tạo ra một bầu không khí làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Nhạc không lời giúp người nghe không bị phân tâm bởi ngôn từ và tập trung hoàn toàn vào công việc. Nhạc piano, guitar, hoặc nhạc điện tử không lời là những lựa chọn phổ biến.
Ví dụ: Nhạc piano không lời
Giai điệu thiên nhiên như tiếng suối chảy, tiếng chim hót, hoặc tiếng sóng biển có thể tạo ra một không gian yên tĩnh, giúp tâm trí thư giãn và tập trung hơn vào công việc.
Ví dụ: Tiếng suối chảy
Nhạc cổ điển, với sự phong phú về hòa âm và cấu trúc, có thể giúp tăng cường khả năng tập trung và sáng tạo. Các tác phẩm của Beethoven, Mozart, và Chopin thường được người nghe ưa chuộng khi cần tập trung làm việc.