Dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú” hướng tới mục tiêu cải thiện điều kiện sinh hoạt và học tập cho học sinh dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi Bắc Kạn và Cao Bằng. Khởi động từ tháng 8 năm 2021, dự án kéo dài 4 năm tập trung vào việc nâng cao công tác quản lý nhà trường, đảm bảo môi trường bán trú an toàn, thân thiện và trang bị cho học sinh các kỹ năng sống thiết yếu. Thông qua việc cung cấp cơ sở vật chất tốt hơn và hỗ trợ toàn diện, dự án đã góp phần giúp học sinh tự lập và phát triển tốt cả về học tập lẫn kỹ năng xã hội.
Hãy cùng xem video để thấy những thay đổi tích cực mà dự án đã mang lại cho cuộc sống của học sinh tại các trường bán trú vùng cao.
Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4: Lan tỏa tinh thần tự lực, không rào cản!
Tin tức: Hoàng Ngọc Huấn – Cán bộ Điều phối Dự án
Ngày 18/4/2025, tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Hội Người khuyết tật huyện phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương đã long trọng tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Người khuyết tật…
Ngày 18/4/2025, tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Hội Người khuyết tật huyện phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương đã long trọng tổ chức sự kiện kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam với chủ đề “Công nghệ số và khả năng tiếp cận có tính đến người khuyết tật”.
Sự kiện có sự tham gia của 145 đại biểu, đại diện cho các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, đối tác phát triển. Nổi bật là sự góp mặt của Nhóm Tự lực huyện Quảng Hòa và Câu lạc bộ “Điểm tựa cuộc sống” tại Thành phố Cao Bằng – những tấm gương truyền cảm hứng mạnh mẽ về nghị lực và sự tự cường
Đại diện Ban tổ chức nhấn mạnh đây không chỉ là dịp để lắng nghe và sẻ chia hành trình vượt khó, mà còn là cơ hội kết nối các bên nhằm xây dựng một xã hội không rào cản, nơi ai cũng có thể tiếp cận công nghệ, dịch vụ và cơ hội phát triển như nhau.
Vì một môi trường học tập toàn diện và hạnh phúc cho học sinh bán trú
Tin tức: Hoàng Ngọc Huấn – Cán bộ Điều phối Dự án
Ngày 5/4/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn phối hợp cùng ChildFund Việt Nam trong dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú”…
Ngày 5/4/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn phối hợp cùng ChildFund Việt Nam trong dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú’’ tổ chức hội thảo giới thiệu và thảo luận về ba bộ tài liệu hỗ trợ học sinh bán trú, gồm:
Hơn 80 đại biểu từ 37 trường Tiểu học, THCS và THPT tham dự đã cùng chia sẻ kinh nghiệm và góp ý để hoàn thiện tài liệu, hướng tới việc mở rộng áp dụng tại các trường vùng khó khăn.
Phát biểu khai mạc, ông Sầm Văn Du, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Kạn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các tài liệu giáo dục phù hợp với đặc thù vùng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh bán trú.
Bà Tôn Thị Tâm – Cố vấn Chương trình Giáo dục, ChildFund Australia nhận định: Bộ tài liệu mang tính liên kết cao, không chỉ phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới mà còn góp phần nuôi dưỡng năng lực công dân toàn cầu cho học sinh
Trao tặng đồng phục – Gửi gắm niềm vui đến trường
Tin tức: Thẩm Thị Loan – Cán bộ Điều phối Dự án
Trong hai ngày 3 và 4/4, ChildFund đã trao tặng đồng phục cho 901 học sinh tại ba trường: Trường phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Ca Thành và Yên Lạc (huyện Nguyên Bình) và Cần Nông (huyện Hà Quảng), tỉnh Cao Bằng…
Trong hai ngày 3 và 4/4, ChildFund đã trao tặng đồng phục cho 901 học sinh tại ba trường: Trường phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Ca Thành và Yên Lạc (huyện Nguyên Bình) và Cần Nông (huyện Hà Quảng), tỉnh Cao Bằng.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão Yagi” do ChildFund triển khai với nguồn hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand thông qua ChildFund New Zealand.
Em X. – học sinh trường Yên Lạc chia sẻ: “Em rất vui vì được tặng áo đồng phục. Không chỉ có áo trắng mà còn có cả áo khoác, làm em thấy ấm và hòa đồng cùng các bạn.”
Cô giáo Phương Thảo cũng bày tỏ: “Những bộ đồng phục của ChildFund thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với cô, trò chúng tôi. Đồng phục giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nói riêng và học sinh toàn trường nói chung rất nhiều; đồng thời cũng cùng với nhà trường tạo nên môi trường giáo dục đẹp và chuyên nghiệp hơn.”
Cũng trong khuôn khổ dự án, ChildFund Việt Nam đã phối hợp cùng các trường tổ chức sự kiện truyền thông về ứng phó với rủi ro thiên tai cho học sinh toàn trường. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các em đã cùng nhau thảo luận, vẽ tranh về các loại hình thiên tai thường gặp tại địa phương và chia sẻ kiến thức cho bạn bè thông qua các bài thuyết minh, tiểu phẩm ngắn.
Học sinh trường Hợp Giang hào hứng với buổi truyền thông về quy tắc ứng xử trên mạng
Tin tức: Nhóm truyền thông
Vào ngày 14/4 vừa qua, toàn bộ học sinh trường THCS Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng đã cùng tham gia buổi “Truyền thông về Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”…
Vào ngày 14/4 vừa qua, toàn bộ học sinh trường THCS Hợp Giang, tỉnh Cao Bằng đã cùng tham gia buổi “Truyền thông về Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” với nhiều hoạt động hấp dẫn như thuyết trình và tham gia trò chơi hỏi đáp về chủ đề an toàn trên môi trường mạng.
Qua hoạt động này, các em đã được trang bị thêm kiến thức để bảo vệ chính mình và bạn bè trên môi trường mạng – một kỹ năng không thể thiếu trong thời đại số!
Truyền thông về sức khỏe sinh sản kết hợp SEL tại Cao Bằng
Tin tức: Lý Thị Phương – Cán bộ Điều phối Dự án
Ngày 8/4/2025, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Đức Thông (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) đã tổ chức thành công buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên kết hợp kỹ năng cảm xúc – xã hội (SEL)…
Ngày 8/4/2025, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Đức Thông (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) đã tổ chức thành công buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên kết hợp kỹ năng cảm xúc – xã hội (SEL).
Buổi truyền thông thu hút sự tham gia hào hứng của đông đảo học sinh với nhiều hoạt động phong phú như cuộc thi “Rung chuông vàng” và sáng tạo “Cây tình bạn”. Các em không chỉ được ôn lại kiến thức quan trọng mà còn rèn luyện kỹ năng qua những hình thức tương tác sinh động
Đáng chú ý, học sinh Trường Đức Thông đã xuất sắc vượt qua toàn bộ 60 câu hỏi chính của cuộc thi, buộc Ban tổ chức phải đưa ra thêm 11 câu phụ để tìm ra người chiến thắng. Thành tích của các em cho thấy sự vượt trội về hiểu biết và kỹ năng ứng dụng liên quan đến các chủ đề như:
Một học sinh nữ lớp 9 chia sẻ: “Em rất thích các hoạt động hôm nay. Em không những đạt được phần thưởng mà còn học hỏi thêm từ các bạn khác nữa.”
Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú” do ChildFund triển khai, nhằm trang bị cho học sinh dân tộc thiểu số kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tin phát triển trong một môi trường học đường an toàn, thân thiện.
Hoạt động trải nghiệm “An toàn trên Không gian mạng” cho học sinh THCS tại Hòa Bình
Tin tức: Trần Văn Tú – Cán bộ Điều phối Dự án
Trong thời đại số, kỹ năng an toàn trên không gian mạng đã trở nên thiết yếu đối với mỗi học sinh. Cuối tháng 3 vừa qua, với sự đồng hành của ChildFund Việt Nam…
Trong thời đại số, kỹ năng an toàn trên không gian mạng đã trở nên thiết yếu đối với mỗi học sinh. Cuối tháng 3 vừa qua, với sự đồng hành của ChildFund Việt Nam, Trường THCS Hữu Nghị (thành phố Hòa Bình) đã tổ chức hoạt động trải nghiệm mang tên “An toàn trên không gian mạng”, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, tích cực và hiệu quả.
Sự kiện đã mang tới nhiều phần thi hấp dẫn và giàu tính giáo dục như:
Từ ngày 21–23/4/2025, lễ hội văn hóa truyền thống “Chợ tình Xuân Dương” đã được tổ chức tại xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một trong những sự kiện tiêu biểu trong chuỗi hoạt động “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn 2025”, chào mừng 125 năm thành lập tỉnh. Hàng vạn người dân và du khách đã đổ về thôn Bắc Sen để cùng trải nghiệm không khí hội hè sôi động và mang đậm bản sắc vùng cao.
Lễ hội tái hiện sinh động đời sống văn hóa truyền thống của người Nùng với các hoạt động như: hát sli giao duyên bên dòng Bắc Sen, trò chơi dân gian (kéo co, đánh yến), hội trại thanh niên, trình diễn ẩm thực và gian hàng sản phẩm OCOP địa phương. Đặc biệt, những làn điệu sli tình tứ – một hình thức hát giao duyên cổ truyền – tiếp tục được các thế hệ trẻ duy trì và truyền cảm hứng cho du khách
Không chỉ là dịp vui chơi đầu xuân, Chợ tình Xuân Dương còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc kết nối cộng đồng, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể. Hiện nay, Bắc Kạn đang xúc tiến hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội này là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Sự kiện không chỉ góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa địa phương mà còn mở ra nhiều cơ hội trong phát triển du lịch cộng đồng và bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số một cách bền vững.
Trong môi trường làm việc hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào trạng thái “làm việc một mình giữa tập thể” – giao tiếp chủ yếu qua email, tin nhắn, hoặc họp trực tuyến. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giao tiếp trực tiếp, dù chỉ vài phút mỗi ngày, có thể cải thiện tinh thần, tăng mức độ hài lòng với công việc và gắn kết đội nhóm.
Hãy thử dành vài phút để hỏi thăm đồng nghiệp, pha trà cùng nhau hoặc chia sẻ một câu chuyện nhỏ. Những điều tưởng chừng đơn giản ấy lại là “vitamin tinh thần” hiệu quả cho mỗi ngày làm việc.
Khi trò chuyện trực tiếp, não bộ tiết ra oxytocin – “hormone gắn kết” – giúp tạo cảm giác an toàn, thân thiện và tích cực. Điều này góp phần làm giảm căng thẳng và cải thiện hiệu quả làm việc nhóm.
Chỉ cần 3–5 phút/ngày để nói chuyện ngoài công việc (hỏi thăm sức khỏe, chuyện gia đình, sở thích…) cũng đã đủ tạo ra khác biệt lớn. Không cần dài dòng – sự chân thành và lắng nghe là quan trọng nhất.
Bạn vẫn có thể kết nối hiệu quả bằng:
Gửi một tin nhắn hỏi thăm ngắn gọn đầu tuần
Mở mic để nói chuyện nhẹ nhàng trước khi bắt đầu họp
Chia sẻ bên lề trong các cuộc nói chuyện của văn phòng