Cuối tháng 9 vừa qua, toàn bộ nhân viên ChildFund đã có một kỳ họp thường niên đáng nhớ tại Xanh Villas. Tất cả thành viên đã cùng nhau trải qua những phần thảo luận sôi nổi, đêm Gala rực rỡ sắc màu và những trò chơi team building tăng gắn kết. Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc ý nghĩa này qua video ngắn dưới đây!
Flycam: Trần Văn Tú & Nguyễn Mạnh Cường – Cán bộ dự án
Truyền thông về bảo vệ trẻ em và ứng phó với thiên tai
Tin tức: Trần Văn Tú – Cán bộ dự án
Trong tháng 9 vừa qua, dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em huyện Kim Bôi và huyện Tân Lạc” đã tổ chức 4 cuộc truyền thông cấp xã và…
Trong tháng 9 vừa qua, dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em huyện Kim Bôi và huyện Tân Lạc” đã tổ chức 4 cuộc truyền thông cấp xã và 94 cuộc truyền thông cấp xóm cho trẻ em và người dân. Nội dung truyền thông tập trung vào các dấu hiệu nhận biết xâm hại trẻ em và cách thức báo cáo vi phạm.
Cũng trong thời gian này, dự án đã phối hợp cùng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai của địa phương để truyền thông về rủi ro sạt lở đất và lũ quét trong bối cảnh miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Bão Yagi. Nhờ sự phối hợp này, hơn 5.000 trẻ em và gần 3.000 người lớn đã được nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng tránh thiên tai.
Sau hoàn lưu Bão Yagi (Bão số 3), tại một số xã dự án có xảy ra hiện tượng sạt lở đất nhưng không có thiệt hại về người.
Truyền thông về chăm sóc học sinh bán trú tại Cao Bằng
Tin tức: Nguyễn Thị Phương — Quản lý vùng
Vào sáng ngày 16/09/2024, Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Quang Trọng (xã Quang Trọng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) đã tổ chức…
Vào sáng ngày 16/09/2024, Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Quang Trọng (xã Quang Trọng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) đã tổ chức buổi truyền thông đặc biệt dành cho cha mẹ học sinh bán trú, với chủ đề “Tiêu chuẩn chăm sóc tối thiểu” và các chính sách hỗ trợ từ Bộ Giáo dục và tỉnh dành cho học sinh bán trú.
Buổi truyền thông thu hút sự tham gia của 172 cha mẹ học sinh, đại diện ban giám hiệu nhà trường và Hội trưởng Hội phụ huynh. Mọi người đã cùng nhau trao đổi và thảo luận về các tiêu chuẩn chăm sóc cho con em mình, đặc biệt trong bối cảnh năm học 2023-2024 có những tiêu chí chưa đạt, và kế hoạch khắc phục trong năm học mới.
Cuối buổi, đại diện phụ huynh và nhà trường đã cùng ký cam kết tham gia hỗ trợ học sinh bán trú, đảm bảo các con được chăm sóc tốt nhất.
Hoạt động này là một phần trong Dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập cho học sinh bán trú”. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tổ chức thêm cuộc họp với phụ huynh để xây dựng quy chế quản lý học sinh tại các khu bán trú, nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng học tập cho các em.
Tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số và lập kế hoạch chuyển đổi số
Tin tức: Nguyễn Mạnh Cường – Cán bộ dự án
Trong 2 ngày 27-28/09, Phòng Giáo dục và Đào Tạo (GD&ĐT) Thành phố Hòa Bình và…
Trong 2 ngày 27-28/09, Phòng Giáo dục và Đào Tạo (GD&ĐT) Thành phố Hòa Bình và Ban quản lý các dự án viện trợ Phi chính phủ nước ngoài thành phố Hoà Bình đã tổ chức cuộc tập huấn dành cho các cán bộ phòng giáo dục và quản lý của các trường THCS trên địa bàn thành phố Hòa Bình về nội dung Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số và lập kế hoạch chuyển đổi số năm năm 2024-2025.
Các khách mời là chuyên gia đến từ Bộ GD&ĐT cùng chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số đã có phần chia sẻ về thực hiện chuyển đổi số theo quy định và hướng dãn của ngành, cùng với việc hỗ trợ các trường xây dựng kế hoạch chuyển đổi số và công cụ đánh giá để đảm bảo các tiêu chí chuyển đổi số trong giáo dục.
Sự kiện có sự tham gia của 92 cán bộ Phòng GD&ĐT và 24 trường THCS trên địa bàn thành phố. Lãnh đạo phòng GD&ĐT đánh giá cao về chất lượng chương trình, người tham gia đã hiểu rõ hơn các hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số và tiêu chí đánh giá của bộ giáo dục và đào tạo, các nhiệm vụ cần thực hiện và công cụ phù hợp.
Tuyên truyền về Bạo Lực học đường lồng ghép nội dung An toàn trên mạng
Tin tức: Nguyễn Mạnh Cường — Cán bộ dự án
Sau các cuộc tập huấn nhắc lại về nội dung An toàn trên mạng và hướng dẫn xây dựng…
Sau các cuộc tập huấn nhắc lại về nội dung An toàn trên mạng và hướng dẫn xây dựng các chương trình truyền thông, trường THCS Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã tiên phong xây dựng lồng ghép nội dung An toàn trên mạng trong hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.
Trong sự kiện, học sinh được tham gia các hoạt động vui chơi, trả lời câu hỏi về bạo lực học đường, bắt nạt trên mạng và diễn các tiểu phẩm về các vấn đề bạo lực học đường xuất phát từ môi trường mạng. Tiểu phẩm được các học sinh tự xây dựng và trình diễn để lan tỏa các thông điệp về việc cư xử văn minh trên mạng để hạn chế bạo lực học đường.
Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 556 học sinh và 42 giáo viên trường THCS Phú Cường.
Tập huấn chăm sóc sức khỏe tâm thần lồng ghép học tập cảm xúc xã hội (SEL)
Tin tức: Định Thị Thu Hà – Cán bộ dự án
Vào ngày 24/09/2024, tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã diễn ra buổi tập huấn về chăm sóc sức khỏe tâm lý…
Vào ngày 24/09/2024, tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã diễn ra buổi tập huấn về chăm sóc sức khỏe tâm thần lồng ghép với học tập cảm xúc xã hội (SEL) dành cho hơn 50 đại diện phụ huynh học sinh mầm non và tiểu học. Buổi tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án “Sẵn sàng vào tiểu học”, với mục tiêu nâng cao nhận thức của phụ huynh về vai trò quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em.
Nội dung chính của buổi tập huấn bao gồm định nghĩa và nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, tìm hiểu về các nguyên nhân và yếu tố gây tác động đến sức khỏe tâm thần, nhận diện các vấn đề và dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe tâm thần, đề xuất các giải pháp hỗ trợ chăm sóc tâm lý cho trẻ em…
Buổi tập huấn đã giúp các phụ huynh nhận thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ, đồng thời nhấn mạnh trách nhiệm của gia đình trong việc đồng hành cùng con em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Tập huấn sử dụng thư viện thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số
Tin tức: Định Thị Thu Hà – Cán bộ dự án
Trong hai ngày 21-22/9/2024, tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã diễn ra buổi tập huấn về sử dụng thư viện để…
Trong hai ngày 21-22/9/2024, tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình đã diễn ra buổi tập huấn về sử dụng thư viện để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) với sự tham gia của hơn 40 giáo viên tiểu học. Buổi tập huấn thuộc dự án “Sẵn sàng vào tiểu học”, nhằm giúp giáo viên hiểu và áp dụng hiệu quả các hoạt động tại thư viện để phát triển kỹ năng đọc, viết cho học sinh.
Nội dung chính của buổi tập huấn bao gồm mối liên hệ giữa kỹ năng đọc và viết trong việc phát triển năng lực của học sinh, các hoạt động hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc và viết, tiêu chuẩn điều kiện thư viện và cách xây dựng thư viện thân thiện, bao gồm thiết kế đồ dùng, dụng cụ và các khu vực hoạt động trong thư viện, cũng như thực hành tổ chức tiết đọc tại thư viện.
Buổi tập huấn không chỉ trang bị kiến thức lý thuyết mà còn cung cấp cơ hội thực hành, giúp giáo viên áp dụng vào thực tế giảng dạy. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển toàn diện về ngôn ngữ cho học sinh DTTS thông qua việc tận dụng thư viện một cách hiệu quả.
Trong vô số các phong tục của đồng bào Mường, tục cúng “vía” là một trong những phong tục mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người tìm về cội nguồn. Người Mường tin rằng nếu hồn vía bị lưu lạc, thầy Mo có thể sử dụng quyền năng của mình để gọi về.
Mâm cúng “vía” thường có bát nhang, đầu lợn, gà luộc, xôi trắng, rượu, oản, hoa quả và một số lễ vật khác, thường được bày trên 4-5 mâm. Khi mâm cúng đã được sắp xếp đầy đủ, Thầy Mo đại diện gia đình thực hiện nghi lễ, thả đá từ túi phép vào bát nước và vẩy nước quanh nhà để xua đuổi xui xẻo. Sau nghi lễ, con cháu nhận những sợi chỉ đeo cổ tay như một lá bùa may mắn, mang theo niềm tin về sự bảo hộ của thần linh.
Tục làm vía là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ và ông bà. Phong tục này mang đậm bản sắc của người Mường. Đây chính là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo, cần được gìn giữ và phát huy bản sắc, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa Việt Nam ngày càng rạng rỡ hơn.
Trong cuộc họp thường niên vừa qua, Giám đốc Quốc gia ChildFund Việt Nam đã có những chia sẻ thực tế và thú vị về “Hạnh phúc nơi làm việc”. Bài phát biểu đã tập trung vào các yếu tố then chốt tạo nên một môi trường làm việc hạnh phúc, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích về việc tôn trọng phẩm giá và giải quyết xung đột tại nơi làm việc. Buổi chia sẻ đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cũng như tạo động lực để mỗi ChildFunders không chỉ hoàn thành tốt công việc mà còn tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn trong công việc hàng ngày.
Vậy, sau đây là một câu hỏi nhỏ để nhắc lại cho các ChildFunders về phần nội dung quan trọng của buổi chia sẻ: Các ChildFunders có nhớ rằng có bao nhiêu yếu tố chính góp phần tạo nên niềm hạnh phúc ở nơi làm việc không?
Đây chưa phải là một đáp án chính xác, hãy cùng nhớ lại nào!
Đây chưa phải một đáp án đúng, hãy thử đoán lại nhé!
Đây chính là một đáp án hoàn toàn chính xác, có 7 yếu tố chính tác động lên hạnh phúc của nhân viên tại nơi làm việc, đó chính là:
Đáp án này chưa đúng rồi, hãy thử lại nhé!