CÂU CHUYỆN CỦA THÁNG

Từ khó khăn đến hy vọng: Hỗ trợ các trường học tỉnh Cao Bằng sau bão Yagi

Xem chi tiết

TIN TIN TICK & TALK

Tin tức nổi bật trong tháng 1 & 2

Xem chi tiết

GÓC VĂN HÓA

Bánh dày lá ngải: Món quà dân dã đậm đà bản sắc Tày

Xem chi tiết

BẠN CÓ BIẾT?

Các sự thật thú vị về ngày Valentine

Xem chi tiết

CÂU CHUYỆN CỦA THÁNG

TỪ KHÓ KHĂN ĐẾN HY VỌNG:
HỖ TRỢ CÁC TRƯỜNG HỌC TỈNH CAO BẰNG SAU BÃO YAGI

Với mong muốn giúp đỡ những em nhỏ như Phương và hàng nghìn học sinh khác bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, vào cuối tháng 2, ChildFund Việt Nam đã triển khai thành công dự án Hỗ trợ phục hồi sau bão Yagi” tại Cao Bằng, mang đến hỗ trợ kịp thời cho các trường học và học sinh bị ảnh hưởng bởi cơn bão. Với sự tài trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand, dự án đang tạo ra những thay đổi tích cực tại sáu trường học thuộc các huyện Nguyên Bình, Thạch An và Hà Quảng – những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Trong hai ngày 26 và 27/2, hàng trăm suất quà bao gồm đồ dùng học tập, thiết bị vệ sinh và trang thiết bị giảng dạy đã được ChildFund trao tặng cho 1.225 học sinh cùng 450 phụ huynh, giáo viên và lãnh đạo địa phương. Đặc biệt, 255 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận được hỗ trợ tài chính một phần để tiếp tục việc học. Không chỉ dừng lại ở hỗ trợ vật chất, dự án còn tập trung vào việc hỗ trợ tâm lý xã hội và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, giúp học sinh và giáo viên chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

❤️

Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những ChildFunders đã chung tay thực hiện dự án này – nhờ sự đóng góp của các bạn, nhiều trẻ em đã có thêm động lực để vững bước trên con đường học tập và hướng tới một tương lai tươi sáng! 🌿

TIN TIN TICK & TALK

481996166_1037863428370419_1218862756500067889_n

Hoạt động trải nghiệm “Bé tập làm chiến sĩ”

Tin tức: Đinh Thị Thu Hà – Cán bộ Điều phối Dự án Cấp cao

Tại Trường Mầm Non Phú Cường và Phú Vinh, huyện…

Tại Trường Mầm Non Phú Cường và Phú Vinh, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình vừa qua đã diễn ra sự kiện đặc biệt mang tên “Bé tập làm chiến sĩ” trong khuôn khổ dự án “Sẵn sàng vào tiểu học”. Đây là một hoạt động trải nghiệm thú vị được thiết kế nhằm hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học với sự lồng ghép nội dung giáo dục về bình đẳng giới, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội.

Sự kiện thu hút sự tham gia của không chỉ trẻ mầm non, học sinh tiểu học mà còn cả cha mẹ học sinh, giáo viên, và lãnh đạo các ban ngành địa phương thuộc xã Phú Cường và Phú Vinh. Trong chương trình, các em được tìm hiểu về ý nghĩa của ngày 22/12 – Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng thời tham gia vào những hoạt động như làm thiệp tặng cô/chú bộ đội, xem video giáo dục, giao lưu với anh chị học sinh tiểu học, tham gia các trò chơi và đố vui.
 
Sự kiện không chỉ là sân chơi ý nghĩa mà còn lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của giai đoạn chuyển tiếp, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ trong hành trình bước vào lớp Một. Đặc biệt, hoạt động giúp trẻ dân tộc thiểu số tăng cường tiếng Việt và khẳng định quyền bình đẳng giới trong các trải nghiệm học tập và vui chơi.
483194898_1038137725009656_5289581951233524209_n

Trao cơ hội học tập số cho học sinh tại Tân Lạc, Hòa Bình

Tin tức: Ban Truyền thông

Ngày 17/01/2025, ChildFund Việt Nam phối hợp cùng công ty Beiersdorf và…

Ngày 17/01/2025, ChildFund Việt Nam phối hợp cùng công ty Beiersdorf và Ban quản lý các dự án phi chính phủ huyện Tân Lạc, tổ chức Lễ trao tặng thiết bị giáo dục và các phần quà ý nghĩa tại 4 trường Tiểu học & THCS Ngòi Hoa, Trung Hòa, Quyết Chiến, và Ngổ Luông để nâng cao trải nghiệm học tập số cho học sinh.
 
Thông qua việc trao tặng 10 máy tính xách tay cùng 4 màn hình tương tác, các em học sinh và thầy cô đã có thêm công cụ để chủ động khám phá tri thức, ứng dụng công nghệ, nâng cao kỹ năng số và khiến những giờ học trên lớp trở nên sinh động hơn.
 
Bên cạnh hoạt động trao tặng thiết bị lần này, trong khuôn khổ của dự án “Tăng cường năng lực số cho học sinh dân tộc thiểu số”, ChildFund Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện những can thiệp đồng bộ để nâng cao năng lực số cho trẻ em, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục nhằm tạo một môi trường học tập số an toàn, công bằng và dễ tiếp cận, giúp trẻ em địa phương phát triển các kỹ năng cần thiết để tự tin bước vào thế kỷ 21.
ảnh t1

Hội thảo liên vùng “Nâng cao hiệu quả hệ thống BVTE thông qua cải thiện cơ chế phối hợp liên ngành và kết nối dịch vụ chuyển tuyến’’

Tin tức: Trần Văn Tú – Cán bộ Điều phối Dự án

Ngày 17/01/2025, UBND Huyện, Ban quản lý các dự án Phi chính phủ huyện Tân Lạc đã tổ chức Hội thảo liên vùng với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em thông qua cải thiện cơ chế phối hợp liên ngành và kết nối dịch vụ chuyển tuyến’’ trong khuôn khổ dự án “Nâng cao hiệu quả hệ thống Bảo vệ trẻ em” tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Hòa Bình.
 
Tham gia Hội thảo có sự góp mặt của trên 80 đại biểu, bao gồm đại diện Cục Trẻ em, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn cùng các huyện thuộc dự án. Hội thảo là dịp để các bên thảo luận thành tựu mà dự án đã đạt được tại 6 huyện, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, và đề xuất kế hoạch duy trì mô hình sau khi dự án kết thúc.
 
Hội thảo cũng giới thiệu bộ tài liệu với 10 chuyên đề thực tiễn, hỗ trợ cán bộ cấp huyện, xã trong việc cải thiện cơ chế phối hợp và dịch vụ bảo vệ trẻ em.
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em nhấn mạnh: “Bộ tài liệu thực sự có ý nghĩa đối với công tác bảo vệ trẻ em, nhất là trong bối cảnh hiện nay. ChildFund cần tiếp tục cập nhật và điều chỉnh tài liệu cho phù hợp với những thay đổi và hỗ trợ các địa phương áp dụng kiến thức và kinh nghiệm này để thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em”.
ảnh t2

Cùng ChildFund Việt Nam tìm hiểu bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Tin tức: Nhóm Truyền thông

Internet mở ra nhiều cơ hội học tập và kết nối, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với trẻ em. Nhân ngày…

Internet mở ra nhiều cơ hội học tập và kết nối, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với trẻ em. Nhân ngày An toàn Internet 2025, ChildFund Việt Nam tự hào đồng hành cùng Cục An toàn Thông tin, hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện “Bộ Quy tắc Ứng xử về Bảo vệ Trẻ em trên Môi trường Mạng”. Bộ Quy tắc đã chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Quyết định số 88/QĐ-BTTTT ngày 21/01/2025, trở thành một công cụ quan trọng nhằm tạo dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

Bộ Quy tắc Ứng xử giúp:  

  • Trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn số cho trẻ em
  • Hướng dẫn cha mẹ, giáo viên đồng hành, bảo vệ trẻ trước các rủi ro trực tuyến
  • Định hướng quy tắc ứng xử văn minh trên mạng, những điều nên và không nên làm
  • Hỗ trợ tố giác các hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng

Hãy cùng ChildFund Việt Nam tìm hiểu kĩ hơn về “Bộ Quy tắc Ứng xử về Bảo vệ Trẻ em trên Môi trường Mạng” qua những hình ảnh tại đây nhé!

480984414_1034275892062506_7164174052471103664_n

Hội thảo tăng cường thực hành giáo dục hòa nhập tại Bắc Kạn

Tin tức: Hoàng Ngọc Huấn – Cán bộ Điều phối Dự án

Vào sáng ngày 26/2/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo phản hồi chuyên môn với chủ đề “Tăng cường…

Vào sáng ngày 26/2/2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo phản hồi chuyên môn với chủ đề “Tăng cường thực hành công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cấp tỉnh” tại thành phố Bắc Kạn.
 
Hội thảo có sự tham gia của ông Sầm Văn Du – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, ông Nguyễn Sáng – quản lý chương trình đại diện tổ chức ChildFund Việt Nam, lãnh đạo, giáo viên, nhân viên Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục Hòa nhập tỉnh Bắc Kạn và Phòng Giáo dục trẻ em khuyết tật thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng cùng hơn 100 đại biểu đến từ các Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn hai tỉnh.
 
Hội thảo lần này là dịp để các bên liên quan đánh giá thực trạng, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục công bằng và phù hợp với nhu cầu phát triển của mình.
481471248_1036650095158419_5607859214996748704_n

Nâng cao kiến thức SKSS/SKTD vị thành niên cùng phụ huynh

Tin tức: Ứng Thị Hiền – Cán bộ Điều phối Dự án

Từ ngày 18-22/01/2025, dự án “Sức khỏe và hạnh phúc cho học sinh” đã tổ chức 57 buổi truyền thông tại tỉnh Hòa Bình với sự tham gia của 1.496 phụ huynh học sinh (PHHS)…

Từ ngày 18-22/01/2025, dự án “Sức khỏe và hạnh phúc cho học sinh” đã tổ chức 57 buổi truyền thông tại tỉnh Hòa Bình với sự tham gia của 1.496 phụ huynh học sinh (PHHS) bậc Trung học cơ sở.
 
Các buổi truyền thông tập trung vào hai chủ đề quan trọng:
🔹 Giới và Bình đẳng giới
🔹 Tâm sinh lý tuổi dậy thì
 
Việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục vị thành niên sẽ giúp phụ huynh tự tin đồng hành, tư vấn và chăm sóc cho các con một cách khoa học và hiệu quả hơn. Đồng thời, điều này cũng góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ngay từ trong mỗi gia đình.

GÓC VĂN HÓA

BÁNH DÀY LÁ NGẢI: MÓN QUÀ DÂN DÃ ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC TÀY

Bánh dày lá ngải là món bánh truyền thống của dân tộc Tày, Nùng tại Cao Bằng, thường xuất hiện trong các dịp lễ, Tết, cưới xin hay ma chay. Không chỉ là một món ăn, bánh còn mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần đoàn kết, lòng biết ơn thiên nhiên và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Để làm ra những chiếc bánh dẻo thơm, nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Gạo nếp nương hạt tròn mẩy, lá ngải cứu non tươi mới hái giúp bánh có màu xanh đẹp mắt và hương vị đặc trưng. Nhân bánh thường làm từ vừng đen rang chín, giã nhỏ, trộn với đường hoặc lạc rang.

Sau khi đồ chín, gạo nếp được giã nhuyễn cùng lá ngải đến khi dẻo mịn, rồi nhanh tay nặn thành những chiếc bánh tròn xinh. Bánh thành phẩm có màu xanh thẫm, vị dẻo bùi của nếp, thơm ngậy của vừng và chút đăng đắng nhẹ của ngải cứu. Gói trong lá chuối tươi, bánh giữ trọn hương vị truyền thống, trở thành món quà quê dân dã nhưng đầy ý nghĩa.

BẠN CÓ BIẾT?

Ngày Valentine là một trong những ngày lễ lớn được tổ chức hằng năm tại Bắc Mỹ và châu Âu và hiện cũng trở nên phổ biến hơn tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh tình yêu đôi lứa, ngày Valentine còn có rất nhiều điều thú vị khác mà không phải ai cũng biết. Trong bản tin số này, hãy cùng tìm hiểu về chúng nhé!

Ngày 14/2 trở thành ngày lễ tình nhân từ thế kỷ thứ 5, khi Giáo hội Công giáo La Mã chọn ngày này để tưởng niệm Thánh Valentine, một linh mục bị hành quyết vào ngày 14/2 năm 270.

Người đầu tiên gửi thiệp Valentine được biết đến là ông Charles người Pháp, Bá tước xứ Orleans. Sau trận chiến Agincourt vào năm 1415, ông bị cầm tù suốt 25 năm tại Tháp London. Tại đây, ông đã viết một bài thơ tình Valentine thể hiện tình yêu và nỗi nhớ nhung dành cho vợ mình.

Ren được sử dụng rộng rãi trong các món quà, trang trí và thiệp chúc mừng ngày lễ Valentine. Điều này có lý do sâu xa, bởi từ “ren” (“lace” trong tiếng Anh) bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là “bền” hoặc “dài lâu”, tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Không chỉ là ngày dành cho các cặp tình nhân, Valentine cũng là dịp để mọi người bày tỏ tình cảm với bạn bè, người thân và những người đặc biệt trong cuộc sống. Theo thống kê, mỗi năm, giáo viên là đối tượng nhận được nhiều thiệp Valentine nhất, tiếp theo là trẻ em.

Valentine trắng là ngày lễ được tổ chức vào 14/3, một tháng sau ngày Valentine, bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản. Đây là dịp để những bạn đã được tặng quà trong ngày 14/2 thể hiện tình cảm lại đối với nửa kia của mình.

Đồng Hành

Tháng 1 & 2/2025

CHILDFUNDERS – NHỊP ĐẬP CÙNG TRẺ THƠ

© Bản quyền thuộc về ChildFund Việt Nam