CÂU CHUYỆN CỦA THÁNG

Kỉ niệm ngày Học tập cảm xúc xã hội (SEL)

Xem chi tiết

TIN TIN TICK & TALK

 Chuyến thăm của Cố vấn Giáo dục

Xem chi tiết

GÓC VĂN HOÁ

Tháng 4 – Tháng của những lời tâm tình chân thật

Xem chi tiết

BẠN CÓ BIẾT?

Kinh nghiệm nâng cao kĩ năng SEL cho trẻ nhỏ

Xem chi tiết

CÂU CHUYỆN CỦA THÁNG

KỈ NIỆM NGÀY HỌC TẬP CẢM XÚC XÃ HỘI (SEL DAY) - 10/03/2023

Học tập cảm xúc xã hội (Social & Emotional Learning – SEL) là quá trình mà người học từ trẻ em đến người lớn áp dụng các kiến thức và kỹ năng để hiểu và quản lý cảm xúc, thiết lập và đạt được các mục tiêu của bản thân, xây dựng sự đồng cảm và thiết lập mối quan hệ lành mạnh với người khác và cuối cùng ra quyết định có trách nhiệm. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng trò chuyện với Cán bộ SEL tại ChildFund Việt Nam – chị Nguyễn Thị Hà Lan để hiểu hơn về SEL nhé!  

Chào chị Hà Lan, rất vui khi có cơ hội trò chuyện với chị nhân ngày SEL day. Đầu tiên, chị có thể chia sẻ cùng mọi người điều gì đã dẫn đến sự “bén duyên” của chị cùng mảng chuyên môn về cảm xúc xã hội được không?

Xin chào! Từ thời học Đại học mình vốn đã thích làm việc với học sinh và mong muốn trẻ em sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc. Vì vậy, mình theo đuổi lĩnh vực tâm lý học và giáo dục. Khi học tâm lý học, mình xác định muốn theo hướng can thiệp phòng ngừa hơn là tham vấn trị liệu. Trong khi đó, SEL lại là 1 trong những cách trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng thiết yếu để chăm sóc bản thân và sống lành mạnh. Ngay khi được biết và tìm hiểu về SEL, mình cảm thấy đây chính là con đường mà bản thân muốn theo đuổi.

Vậy theo chị, kĩ năng SEL có vai trò như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của trẻ?

Đối với mình, SEL có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của một cá nhân nói chung chứ không riêng gì trẻ em. Trong giáo dục từ xa xưa, việc này đã được đề cập tới rồi. Tuy vậy, trong cuộc sống, chúng ta thường để tâm nhiều tới sự phát triển học thuật (tư duy, ngôn ngữ) mà quên mất đi khía cạnh cảm xúc và xã hội.

Chị Hà Lan trong một buổi tập huấn về kĩ năng cảm xúc xã hội dành cho các em học sinh.

Đó là những khía cạnh về chuyên môn công việc. Vậy hiện tại trong cuộc sống gia đình, chị có đang áp dụng phương pháp nào để trang bị kĩ năng về SEL cho con của mình không?

 

Chị Hà Lan cùng gia đình nhỏ của mình.

Điều đầu tiên có lẽ là mình tập thói quen thực hành kĩ năng SEL cho bản thân trước và liên tục trao đổi để cả hai vợ chồng cùng hiểu về tinh thần SEL cũng như rèn luyện. Khi cả hai đã có cùng chung nhau quan điểm và cách hành xử thì con cái cũng sẽ có kĩ năng SEL thôi à 😀 Đó là vì trẻ con học từ việc quan sát cách người lớn làm, thế nên trẻ rất thích bắt chước các hành vi của mọi người xung quanh là vì như vậy đó.

Để khép lại buổi trò chuyện ngày hôm nay, chị có thể chia sẻ một sự kiện đáng nhớ hoặc một kinh nghiệm của chị trong việc thự hành SEL trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc trong công việc cùng với mọi người được không?

Mình có một đứa cháu, do môi trường giáo dục chưa đúng nên cháu mình hay la hét và khóc lóc mỗi khi cháu đòi thứ mà cháu muốn. Khi bé nhà mình chơi cùng thì cháu hay giật đồ chơi. Mình không cho phép cháu làm như vậy, và tất nhiên cháu sẽ gào thét lên. Khi đó, mình sẽ làm mẫu việc hít thở và hướng dẫn cháu nói ra cảm xúc và mong muốn của mình (phải làm nhiều lần lắm). Sau đấy, có một lần khi 2 đứa đang chơi với nhau, cháu định lấy đồ của bé nhà mình nhưng con mình không cho, thì mình thấy cháu đã hít thở và nói rằng “Em Dưa cho anh Huy mượn đi” thay vì gào thét như trước 😀 

TIN TIN TICK & TALK

CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA CỐ VẤN GIÁO DỤC

Vào 2 ngày 21 và 22 tháng 03 vừa qua, Cố vấn giáo dục đến từ Văn phòng ChildFund Australia, chị Laura Blanchard, đã có chuyến thăm và làm việc tại 2 tỉnh Hòa Bình và Bắc Kạn. Chuyến đi đã góp phần giúp Cố vấn giáo dục có một cái nhìn tổng quan, chân thực về những khó khăn khi thực hiện dự án để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực.

334107466_3535610370050572_5446411189506020845_n

Hoạt động ngoại khóa “Truyền thông nâng cao nhận thức về rủi ro trên môi trường mạng cho các em học sinh”

Tin tức: Đinh Ngọc Duy – Cán bộ Công tác xã hội

Trong ngày 02/03 vừa qua, 237 em học sinh khối lớp 8, lớp 9 trường TH & THCS Phú Cường, tỉnh Hòa Bình đã cùng hào hứng tham gia hoạt động ngoại khóa truyền thông……

Trong ngày 02/03 vừa qua, 237 em học sinh khối lớp 8, lớp 9 trường TH & THCS Phú Cường, tỉnh Hòa Bình đã cùng hào hứng tham gia hoạt động ngoại khóa truyền thông nâng cao nhận thức về rủi ro trên môi trường mạng.
 
Sau phần kịch ngắn thú vị về tình huống bảo vệ trẻ em (BVTE) trên môi trường mạng có lồng ghép yếu tố giới của nhóm văn nghệ, các bạn học sinh đã sôi nổi tham gia trả lời trong phần câu hỏi tương tác. Sự kiện là dịp để các em ôn lại những dấu hiệu nhận biết các hành vi xâm hại trẻ em cũng như cách báo cáo với hệ thống BVTE tại cộng đồng.
 
Tại đây, ngoài những hoạt động truyền thông cấp trường, kiến thức về an toàn trên mạng cũng được truyền tải trong các tiết học trải nghiệm và sinh hoạt cuối tuần cho các em học sinh.
334972788_6264563413563289_1819751129232795360_n

Hội thảo “Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú” 

Tin tức: Nhóm SBS

Hội thảo “Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường Phổ thông…..

Hội thảo “Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc bán trú và các trường có học sinh bán trú” đã được Ban quản lý chương trình ChildFund hai huyện Ngân Sơn và Thạch An phối hợp tổ chức trong cuối tháng hai vừa qua.

Sự kiện thuộc dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú” đã đón nhận 60 đại biểu tham dự là các nhân viên y tế trường học, y tế xã và huyện, các chuyên gia từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo sở ban ngành liên quan và các giáo viên đến từ trường dự án.

Qua hội thảo, các đại biểu đã hiểu thêm về thực trạng chăm sóc sức khỏe học sinh tại các trường và thực trạng phối hợp liên ngành Y tế – Giáo dục trong triển khai công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, đồng thời cùng tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành chi tiết trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh. 

336104574_913425216532871_389660760474686903_n

Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép nội dung An toàn trên mạng vào trường học” diễn ra tại tỉnh Cao Bằng

Tin tức: Nguyễn Mạnh Cường – Cán bộ An toàn mạng

Gần 20.000 học sinh; 5.000 phụ huynh và 1.000 giáo viên đã được tiếp cận nội dung An toàn trên mạng, ngoài ra còn nhiều đối tượng khác……

Gần 20.000 học sinh; 5.000 phụ huynh và 1.000 giáo viên đã được tiếp cận nội dung An toàn trên mạng, ngoài ra còn nhiều đối tượng khác như cán bộ bảo vệ trẻ em (BVTE), nhân viên Tổng đài quốc gia BVTE 111, Đoàn Thanh niên và các chủ cửa hàng Internet.

Đó là những kết quả đáng ghi nhận của dự án “An toàn trên môi trường mạng” (Swipe Safe) sau 05 năm triển khai, được chia sẻ tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm lồng ghép nội dung An toàn trên mạng vào trường học”.

Hội thảo đã diễn ra trong hai ngày 10 – 11/03 tại Cao Bằng với sự tham gia của 72 đại biểu đến từ Cục Nhà giáo và Phát triển cán bộ quản lý, Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Lãnh đạo và giáo viên tin học từ 3 tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng và Bắc Kạn. Đây không chỉ là dịp để các thành viên nhìn lại chặng đường của dự án, mà còn là cơ hội để họ chia sẻ ý tưởng giúp việc giáo dục trẻ về nội dung An toàn trên mạng thêm hiệu quả trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều những hình thức xâm hại trẻ em sử dụng yếu tố công nghệ.

Qua ý kiến chia sẻ, các đại biểu đều đánh giá cao tính thiết thực và cấp thiết của việc lồng ghép nội dung an toàn mạng vào chương trình giáo dục cấp THCS, cũng như sẵn sàng hợp tác để thúc đẩy hoạt động này. Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường tập huấn cho giáo viên và học sinh, ChildFund sẽ cùng đối tác thực hiện những ý tưởng mới, sáng tạo và hiệu quả để tạo nên một môi trường giáo dục an toàn và toàn diện dành cho học sinh.

Hoạt động này do Bộ Ngoại giao và Thương mại Chính phủ Úc (DFAT) hỗ trợ thông qua Chương trình Hợp tác Phi chính phủ Úc (ANCP).

335318880_739287947705387_5980795861851409066_n

Hội thảo “Phản hồi lần 1 về hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học”

Tin tức: Đinh Thị Thu Hà – Cán bộ Dự án

Ngày 04/03 vừa qua, hội thảo “Phản hồi lần 1 về hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, giới và khuyết tật: Xây dựng kế hoạch và thực hành”……..

Ngày 04/03 vừa qua, hội thảo “Phản hồi lần 1 về hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, giới và khuyết tật: Xây dựng kế hoạch và thực hành” đã được tổ chức tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện đã đón tiếp hơn 40 đại biểu là đại diện đến từ Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, quản lý các trường dự án và các giáo viên tiểu học, mầm non.
 
Qua hội thảo, các đại biểu không chỉ được củng cố kiến thức và kỹ năng về xây dựng kế hoạch phát triển trường học và giám sát hỗ trợ kỹ thuật có sự tham gia, trong đó có lồng ghép các nội dung hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học, giới và khuyết tật mà còn cùng tham gia thảo luận và thống nhất về công cụ giám sát hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp.
 
Hoạt động này do Bộ Ngoại giao và Thương mại Chính phủ Úc (DFAT) hỗ trợ thông qua Chương trình Hợp tác Phi chính phủ Úc (ANCP).
338040241_249774847397932_5383757269994059547_n

Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe – Tiến bước lên Đoàn” tổ chức tại tỉnh Bắc Kạn

Tin tức: Hoàng Văn Hưng – Điều phối Dự án

Tại sự kiện ngày 26/03 vừa rồi, 600 học sinh đã được trải nghiệm các hoạt động vui khỏe như đồng diễn flashmob, hòa mình vào các trò chơi dân gian..

Tại sự kiện ngày 26/03 vừa rồi, 600 học sinh đã được trải nghiệm các hoạt động vui khỏe như đồng diễn flashmob, hòa mình vào các trò chơi dân gian và tham gia các trò chơi vận động như kéo co, đi cà kheo….
 
Đặc biệt, các bạn nhỏ còn có cơ hội tham gia hoạt động “nấu bữa cơm tình bạn” với sự hỗ trợ từ dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú”. Các nhóm học sinh đã tự thảo luận lựa chọn món ăn, đi chợ mua nguyên liệu, cùng nhau chế biến và thuyết trình về bữa ăn của mình. Hoạt động này không chỉ là cơ hội tốt để các em thực hành các kỹ năng sống tự lập mà còn là dịp để các em áp dụng những kỹ năng học tập cảm xúc xã hội như tự ra quyết định, nói lên ý kiến của bản thân, quản lý cảm xúc khi làm việc nhóm… 
336167839_2044422635949717_8864087538735313365_n

Lễ phát động cuộc thi “Học sinh với An toàn Thông tin” năm 2023 tại Thành phố Hà Nội

Tin tức: Đỗ Dương Hiển – Chuyên gia An toàn mạng

Sáng ngày 17/03, dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hiệp hội An toàn thông tin…..

Sáng ngày 17/03, dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức lễ Phát động cuộc thi “Học sinh với an toàn thông tin 2023”.
 
Cuộc thi hướng tới mục đích tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng Internet an toàn cho học sinh và phụ huynh học sinh trên cả nước, đồng thời tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em phát huy khả năng tư duy và nhận diện, phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.
 
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022, cuộc thi đã thu hút gần 600.000 học sinh từ các trường THPT trên cả nước tham gia. Qua lần thứ hai được tổ chức, cuộc thi đang hướng tới mục đích trở thành hoạt động thường niên với sự đầu tư và hỗ trợ về kỹ thuật của các cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

GÓC VĂN HÓA

THÁNG TƯ - THÁNG CỦA NHỮNG LỜI TÂM TÌNH CHÂN THẬT

Những câu chuyện được kể bằng âm thanh luôn có giá trị truyền tải những năng lượng tích cực và cảm hứng tới mọi người. Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối bạn nhắn gửi những “lời yêu thương”, gửi gắm những cảm xúc chân thành tới những người đồng nghiệp?

Một chuyên mục mới toanh trong Bản tin “Đồng hành”, nơi các ChildFunders có thể chia sẻ những lời nhắn, những tâm tư tình cảm dành cho nhau. Hãy cùng nhau lắng nghe những lời nhắn nhủ cùng những món quà âm nhạc ý nghĩa đã được gửi đi trong tháng 4 này nhé!

Món quà từ một thành viên nhóm Chương trình gửi tặng anh Đỗ Dương Hiển, Chuyên gia An toàn mạng

Món quà gửi tới chị Nguyễn Thị Hà Lan, Cán bộ SEL

Món quà gửi tới chị Lê Minh Phương, Cán bộ Phát triển nguồn quỹ

Món quà từ chị Nguyễn Thị Hiển – Cán bộ Giám sát đánh giá và học hỏi, gửi tặng chị Nguyễn Thị Lệ Thu – Cán bộ Quan hệ tài trợ

Món quà gửi tới tất cả các thành viên của ChildFund Việt Nam có sinh nhật vào tháng 4 

VĂN HOÁ VÙNG DỰ ÁN - BÁNH GIO BẮC KẠN

Bánh gio Bắc Kạn óng ánh màu hổ phách, dẻo dền, hòa quyện cùng mật mía ngọt ngào, tạo nên hương vị thơm mát đặc trưng khiến ai thưởng thức dù chỉ một lần cũng khó có thể quên.

Bánh gio là loại bánh dân dã, nhiều vùng nông thôn trên cả nước có món bánh này. Nhưng hiện nay, bánh gio Bắc Kạn đã trở thành món ẩm thực được sản xuất, bán quanh năm, giúp cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân.

Bánh gio tuy là loại bánh không nhân nhưng lại được làm khá cầu kỳ. Muốn bánh gio ngon phải có tro (gio) bếp “đẹp”. Người làm bánh sẽ chọn cây gỗ quế hoặc gỗ keo đốt thành gio trắng mịn, sau đó đem hòa với nước vôi theo tỉ lệ chính xác cho ra thứ nước tên gọi “nước gio”. Nếu nước gio đậm thì bánh sẽ bị chát không ăn được, nước gio nhạt bánh sẽ nhão.

BẠN CÓ BIẾT?

Một việc đơn giản mà bạn có thể làm mỗi ngày đó là hỏi về cảm xúc mà trẻ đang trải qua. Bạn có thể bắt đầu bằng câu hỏi: Hôm nay của con như thế nào? Con có cảm xúc gì? Và hãy ghi nhận – tôn trọng mọi cảm xúc mà trẻ trải qua, chứ đừng phán xét hay đánh giá trải nghiệm của trẻ. Hãy giữ sự tò mò và đặt câu hỏi xem điều gì đã khiến trẻ có cảm xúc đó nhé!

Hãy chú ý đến những từ mà con trẻ sử dụng – những nhận xét như “Con không thể làm điều này” hoặc “Con sợ điều đó” có thể là những suy nghĩ thể hiện “tư duy cố định”. Đây là cơ hội tốt để bạn giúp trẻ rèn luyện và xây dựng “tư duy phát triển” – một thành phần thiết yếu của SEL.
Hãy khuyến khích trẻ thay các từ mang tính tiêu cực như “Không bao giờ ” hoặc “Luôn luôn khó” thành những câu từ như “Con có thể làm được” và “Thất bại cũng giúp chúng ta học hỏi và trưởng thành” v.v.

Đừng quên rằng, gia đình chính là nơi đầu tiên trẻ học về SEL. Trẻ học thông qua việc quan sát cách người lớn ứng xử qua mọi việc mỗi ngày. Vì vậy, hãy làm gương/ làm mẫu những kỹ năng SEL cho trẻ nhé. Cho dù chúng ta làm sai hay thất bại, trẻ cũng sẽ học hỏi được cách chúng ta “sửa sai” hoặc ứng phó với thất bại đấy!

 

Đồng Hành

Tháng 03/2023

CHILDFUNDERS – NHỊP ĐẬP CÙNG TRẺ THƠ

© Bản quyền thuộc về ChildFund Việt Nam