Lễ tổng kết rút vùng Trùng Khánh đã được tổ chức thành công tốt đẹp, khép lại 14 năm hợp tác giữa ChildFund Việt Nam và UBND Huyện Trùng Khánh. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại hành trình đầy tự hào và ý nghĩa này thông qua chia sẻ của những người dân sinh sống tại nơi đây.
Một sự kiện đầy ý nghĩa như vậy sẽ khó lòng thành công nếu thiếu đi sự đóng góp của những con người thầm lặng. Hãy cùng Bản tin Đồng hành trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Phương – Quản lý Văn phòng vùng Cao Bằng và chị Lê Thị Minh Phương – Cán bộ phát triển nguồn quỹ, Văn phòng Hà Nội để hiểu hơn về những công tác chuẩn bị cho sự kiện vừa qua!
Xin chào các chị, rất vui khi có cơ hội trò chuyện cùng mọi người. Sự kiện rút vùng Trùng Khánh đã diễn ra thành công, khép lại hành trình 14 năm đầy ý nghĩa. Hai chị có thể chia sẻ cùng mọi người cảm xúc của mỗi người sau sự kiện?
Chị Nguyễn Phương: Tôi thấy rất vui khi ChildFund đã hỗ trợ cho cộng đồng tại huyện Trùng Khánh xuyên suốt 14 năm qua. Giờ đây khi nhìn lại, tôi cảm thấy tự hào khi thấy huyện Trùng Khánh đã có những sự thay đổi rõ rệt về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm xã và trường học. Thu nhập của người dân tham gia dự án cũng được tăng lên và đã có 2.000 trẻ em được hưởng lợi và có điều kiện học tập tốt hơn.
Chị Minh Phương: Mình cũng cảm thấy rất vui và tự hào. Đây là sự kiện rút vùng đầu tiên ở quy mô lớn, như một lời tạm biệt ấm áp và chính thức cho quan hệ đối tác tốt đẹp giữa ChildFund và cộng đồng. Được cùng trẻ em, người dân và lãnh đạo các xã dự án nhìn lại những thành tựu và đóng góp của tất cả các bên trong 14 năm và đến thăm các dự án tại huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An, được tận mắt chứng kiến và lắng nghe chia sẻ của thanh niên, các em học sinh, thầy cô, quản lí nhà trường v.v. mình cảm thấy biết ơn và phấn khởi vì những thay đổi tích cực mà các dự án mang lại; cũng đầy hi vọng về những kết quả tốt đẹp mà đối tác và ChildFund đã và đang cùng nhau xây dựng. Qua chuyến đi mình cũng học được nhiều điều mới mẻ khi được tiếp cận các góc nhìn và quan điểm phát triển tiến bộ của các cấp quản lí và các đồng nghiệp từ New Zealand.
Để có một sự kiện ý nghĩa như vậy diễn ra, ắt hẳn các công tác chuẩn bị “phía sau hậu trường” là rất nhiều. Hai chị có thể chia sẻ để mọi người có thể hiểu hơn về các công việc như vậy?
Chị Nguyễn Phương: Để cuộc họp rút vùng có thể diễn ra thuận lợi, tôi cùng các thành viên ChildFund đã họp bàn, chuẩn bị và thống nhất về nội dung chương trình và phân công nhiệm vụ chi tiết. Sau khi chương trình được phê duyệt, tôi cùng các thành viên văn phòng vùng Cao Bằng bắt đầu triển khai các cuộc họp với đối tác nhằm chia sẻ, góp ý nội dung chương trình. Sau khi thống nhất với các bên, tôi cùng các thành viên phối hợp tổ chức các cuộc họp để phân công nhiệm vụ và công tác chuẩn bị cho từng phòng ban huyện, xã phụ trách.
Sau khi huyện có kế hoạch phân công nhiệm vụ, tôi và các lãnh đạo huyện thường xuyên trao đổi và theo dõi, kiểm tra công tác chuẩn bi, tiếp đón các đoàn đại biểu, chuẩn bị các bài báo cáo tại hội thảo, đảm bảo công tác hậu cần, trang trí hội trường…
Tôi cùng các thành viên văn phòng vùng Cao Bằng cũng thường xuyên họp để rà soát lại công tác chuẩn bị để hỗ trợ đối tác kịp thời.
Chị Minh Phương: Trước hết mình muốn nói lời cảm ơn các đồng nghiệp từ các phòng ban QHTT, Chương trình, Truyền thông, Hành chính và đặc biệt là văn phòng Cao Bằng đã đồng hành tích cực cùng Nhóm Gây quỹ trong việc tổ chức. Trước sự kiện ba tháng, đại diện các phòng ban đã họp lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch tổ chức và phân công nhiệm vụ; và thường xuyên chia sẻ tiến độ cũng như các thuận lợi, thách thức trong quá trình thực hiện. Nhờ sự ủng hộ từ các quản lí cấp cao, sự nhất trí, nỗ lực và tinh thần làm việc chuyên nghiệp của cả nhóm, sự kiện được chuẩn bị chu đáo và diễn ra tốt đẹp dù có một số thay đổi bất ngờ hay các đầu việc hoàn thiện vào phút chót.
Có lẽ đây là một câu hỏi Bản tin Đồng Hành muốn dàng tặng riêng tới chị Minh Phương. Một điều vô cùng ấn tượng không kém là chị đã đảm nhận vai trò MC trong buổi lễ. Đó có phải là một trải nghiệm đáng nhớ đối với chị?
Hình như đây không phải là lần đầu tiên mình làm MC nhưng thực sự là một trải nghiệm không thể quên với mình. Trước đó mình cũng hơi áp lực vì sức khỏe không tốt lắm và chưa có thời gian chuẩn bị kịch bản MC kĩ càng. May mắn là chương trình sự kiện có quá nhiều tiết mục thú vị nên các đại biểu nói tiếng Anh không phàn nàn về MC và anh Tuấn MC hẹn tiếp tục đồng hành trong các sự kiện khác (nếu có).
Rất cảm ơn hai chị về những chia sẻ. Hẹn gặp lại hai chị trong những Bản tin khác trong tương lai!
Tháng 6 vừa qua, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề của Cuộc họp tổng kết rút vùng Trùng Khánh, đoàn đại biểu bao gồm các thành viên đến từ ChildFund Australia, ChildFund NewZealand và ChildFund Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng.
Trải qua 3 ngày làm việc, đoàn đại biểu đã dành thời gian tham quan các mô hình trồng rong diềng và vỗ béo trâu bò, tham quan mô hình trường học bán trú cũng như tham dự Cuộc họp rút vùng. Đoàn cũng dành thời gian ghé thăm Văn phòng Hà Nội và có những tấm ảnh lưu niệm cùng các thành viên ChildFund Việt Nam.
KHÉP LẠI 14 NĂM ĐỒNG HÀNH CÙNG HUYỆN TRÙNG KHÁNH
Tin tức: Đinh Ngọc Duy – Cán bộ Công tác xã hội
Trong ngày 15/06, ChildFund Việt Nam đã phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tổ chức “Lễ tổng kết rút vùng”…….
CÙNG GHÉ THĂM HAI DIỄN ĐÀN TRẺ EM TẠI TỈNH BẮC KẠN
Tin tức: Nguyễn Thị Thơm – Cán bộ Công tác xã hội
Chiều 13/6, với sự hỗ trợ của ChildFund Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân (UBND) thành phố Bắc Kạn đã tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề…..
Chiều 13/6, với sự hỗ trợ của ChildFund Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân (UBND) thành phố Bắc Kạn đã tổ chức Diễn đàn trẻ em với chủ đề “Trẻ em tham gia xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh”. Còn tại huyện Na Rì, diễn đàn tương tự cũng đã diễn ra trong hai ngày 14 và 15/6/2023.
Tham dự hai sự kiện có đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lãnh đạo thành phố, xã, thị trấn và hơn 150 trẻ em trên địa bàn.
Diễn đàn trẻ em là dịp để trẻ được giao lưu, bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình trong học tập và cuộc sống, cũng như trang bị thêm các kỹ năng xã hội. Ngoài ra, hoạt động này cũng giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em để các em có thể phát triển một cách toàn diện.
CHƯƠNG TRÌNH “MÂY MÙA HẠ – HÈ VUI TRẢI NGHIỆM”
Tin tức: Lồ Thùy Dung – Cán bộ dự án
“Em cảm thấy chương trình rất vui và ý nghĩa vì được tham gia các hoạt động rất thiết thực, dạy cho chúng em về cách sống tự lập và nhiều hoạt động bổ ích khác”……
Tham gia chương trình thuộc dự án “Nâng cao chất lượng sống và học tập của học sinh bán trú” này, 44 bạn học sinh đến từ các trường dự án thuộc huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn) và huyện Thạch An (Cao Bằng) đã được ôn lại kiến thức về kỹ năng sống tự lập và kỹ năng cảm xúc xã hội (SEL) thông qua các phần thi nhóm. Phần “Chuyến tàu trải nghiệm” với nhiều trò chơi hấp dẫn cũng cung cấp thêm cho các bạn kiến thức để tự bảo vệ bản thân trên môi trường mạng và khi gặp tình huống nguy cấp.
Từ phía các đơn vị đồng tổ chức chương trình, anh Đ, Phó bí thư Đoàn thanh niên xã Quang Trọng chia sẻ: “Các hoạt động trò chơi mới mẻ, có thể sử dụng để triển khai ở các chi đoàn và chúng tôi sẽ áp dụng vào các buổi sinh hoạt hè cho trẻ em tại địa phương”.
TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ VỀ Y TẾ CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI CAO BẰNG VÀ BẮC KẠN
Tin tức: Đinh Thị Thu Hà – Cán bộ Dự án
Trong khóa tập huấn diễn ra từ ngày 22-25/6 vừa qua, 45 giáo viên và cán bộ quản lý Trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật ở hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn….
TẬP HUẤN CHO HỘI NGƯỜI KHUYẾT TẬT HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN
Tin tức: Hoàng Văn Hưng – Điều phối Dự án
Trong hai ngày 21-22/6/2023, Hội người khuyết tật (NKT) Na Rì đã tổ chức khóa tập huấn quan trọng nhằm nâng cao kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức cuộc họp…..
TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC ĐƠN VỊ NGOÀI CÔNG LẬP VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
Tin tức: Nguyễn Thj Minh An –
Trong ngày 27/6/2023 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR) với sự hỗ trợ của ChildFund Việt Nam đã tổ chức Hội thảo……
Nhắc đến cam Cao Phong là người ta sẽ nhớ ngay đến mảnh đất Hòa Bình trù phú. Mảnh đất này không biết từ bao giờ đã trở thành nơi sở hữu loại đặc sản ngon ngọt, mọng nước nức tiếng.
Đặc tính quý về chất lượng của cam Cao Phong là nhờ vào sự kết hợp của 2 yếu tố: điều kiện địa lý đặc thù và kỹ năng sản xuất của người dân trong huyện. Địa hình để gây trồng giống cam thuộc dạng đồi núi thoải hình bát úp nên dễ thoát nước, dễ thích nghi phát triển. Khí hậu của Cao Phong phù hợp với yêu cầu phát triển của giống quả cam.
Nếu bạn đã từng thưởng thức giống cam Cao Phong chính hiệu thì sẽ thấy, dường như chúng ta sẽ không tìm được loại cam nào có vị tương tự được nữa. Dù trái cam nào cũng chua ngọt nhưng mức độ hay sự mọng nước sẽ khác nhau. Vị ngon ngọt thanh thoát, tươi mát của cam Cao Phong dễ khiến chúng ta có cảm giác được thư thái thư giãn giữa không gian thiên nhiên miền Bắc trong lành.
Để khép lại Bản tin Đồng Hành tháng này, hãy cùng Đội ngũ biên tập tham gia trả lời một vài câu hỏi liên quan tới các hoạt động của ChildFund Việt Nam đã triển khai tại nơi đây nhé! Bắt đầu thôi nào!
Đồng Hành
Tháng 06/2023
CHILDFUNDERS – NHỊP ĐẬP CÙNG TRẺ THƠ