QUYÊN GÓP

Câu chuyện: Trẻ em, Cộng đồng, Tương lai

Duy trì sự bền vững trong tiếp cận nước sạch

“Điều quan trọng nhất của một dự án về nước sạch là sự tham gia của người dân. Nếu người dân có thể tham gia trong mọi tiến trình, từ khâu đóng góp ý kiến về nhu cầu, thiết kế mô hình dự án để giải quyết vấn đề của chính họ cho đến theo dõi và đánh giá việc triển khai các hoạt động thì họ sẽ tăng thêm trách nhiệm để bảo vệ mô hình đó và sử dụng nước hiệu quả hơn”. Đó là lời chia sẻ của anh Quang, trưởng xóm kiêm thành viên của tổ vận hành hệ thống cấp nước cho biết.

anh Quang childfund

Anh Quang hiện là thành viên của tổ vận hành hệ thống cấp nước xã Ngọc Động kể từ năm 2017. Thành viên của tổ là do người dân trong xóm tự bình bầu lựa chọn. Tổ hoạt động thường xuyên để hỗ trợ cho người dân trong xã biết cách sử dụng nước hiệu quả.

Ngọc Động là một trong những xã nghèo của huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Dân số của xã là khoảng 2.700 người với 700 hộ dân. Năm 2015, tỉ lệ hộ dân tiếp cận nước sạch chỉ vào khoảng 41%. Người dân trong xã thường lấy nước ở những mó tự nhiên hoặc từ giếng khoan đào tại nhà, vì vậy nước thường không đảm bảo chất lượng.

Kể từ năm 2015 đến nay, ChildFund đang triển khai dự án cải thiện điều kiện nước sạch và vệ sinh tại huyện Quảng Uyên. Dự án nhằm giúp người dân tiếp cận tốt hơn tới nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường, đồng thời hỗ trợ để người dân tự biết cách quản lý việc vận hành hệ thống cấp nước. Trong vòng ba năm, dự án đã xây dựng được năm công trình cấp nước, giúp gần 500 hộ dân tiếp cận nước sạch. Từ những bài học có được từ những dự án khác khi triển khai xây dựng các công trình cấp nước thiếu sự tham gia của người dân trong việc quản lý đã dẫn đến việc công trình bị xuống cấp nhanh chóng, ChildFund đã tập trung vào việc hỗ trợ trao quyền để người dân tham gia vào toàn bộ tiến trình xây dựng và thành lập các tổ quản lý vận hành công trình.

childfund xã ngọc động

Từ đầu nguồn, nước được tập trung tại trạm đặt ở độ cao trung bình (bên trái), sau đó được lọc và lưu trữ trong các bể chứa đặt tại trạm xử lý (bên phải) rồi dẫn xuống từng hộ gia đình thông qua các đường ống.

Tại xã Ngọc Động, ChildFund hỗ trợ chính quyền địa phương tổ chức các buổi họp với các hộ dân trong xã, lấy ý kiến của họ về vấn đề thiếu nước sạch, nhu cầu và giải pháp đề xuất. Họ đã cùng nhau lựa chọn xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy dựa trên những điều kiện tự nhiên của địa phương. Với độ cao 81 mét tính từ thượng nguồn xuống hạ lưu, với áp lực lớn, nước có thể chảy mạnh từ đầu nguồn xuống tới từng hộ gia đình thông qua hệ thống cấp nước tự chảy. Có hơn 450 hộ gia đình, ba trường học và một Ủy ban nhân dân xã được hưởng lợi từ công trình này.

Tháng 12 năm 2017, hệ thống cấp nước tự chảy được hoàn thiện. Người dân rất vui mừng đón nhận sự kiện này.

“Nước giờ đây đã rất sạch rồi. Giờ đây, tôi có thể dùng nước sạch tại nhà hàng ngày!”, anh Chiến, một người dân trong xã chia sẻ.

anh Chien childfund

Anh Chiến (ở giữa) và các thành viên trong gia đình sử dụng nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ đo nước.

Không chỉ tiếp cận tới nguồn nước sạch và an toàn, người dân trong xã giờ đây là hiểu hơn về giá trị của nước sạch và tầm quan trọng của việc duy trì bảo dưỡng hệ thống. Họ thành lập tổ vận hành với thành viên là ba trưởng xóm và một lãnh đạo xã. Tổ chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng hệ thống, thường xuyên kiểm tra việc vận hành và hỗ trợ các hộ gia đình sử dụng nước. Mỗi hộ gia đình đều lắp đặt đồng hồ đo nước tại nhà và trả tiền nước hàng tháng với mức giá khoảng 200 ngàn đồng/ mét khối. Họ cũng đóng góp ngày công và vật liệu trong quá trình xây dựng công trình.

“Nhận thức và hành vi của mỗi người dân đều đóng góp rất lớn vào tính bền vững của công trình, cũng như vào sự phát triển bền vững trong cuộc sống của chính họ. Với việc tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, người dân giờ đây đã hiểu rõ hơn về nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ có, giá trị của nguồn tài nguyên và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này”, anh Quang chia sẻ.

 

Câu chuyện từ các chương trình của chúng tôi

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng

Khi mới lên 2 tuổi, Ngọc bị ốm và sốt cao, để lại di chứng là những cơn rung giật…
Gặp gỡ Ngọc, người nữ khuyết tật tự dệt nên ước mơ tại Cao Bằng
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Cùng trẻ vững bước vào tiểu học

Với nhiều cha mẹ, nhà trường và nhất là các em học sinh, giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non…
Cùng trẻ vững bước vào tiểu học
Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em

Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em

“Tổng đài điện thoại quốc gia hàng năm phải tiếp nhận và hỗ trợ trên 500 nghìn cuộc gọi. Dù…
Ứng dụng công nghệ: Bước đột phá trong bảo vệ trẻ em
Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật

Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật

Em Hảo, 8 tuổi, là con cả trong gia đình, hiện đang sinh sống tại huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao…
Mô hình sinh kế mở ra tương lai tươi sáng cho trẻ em khuyết tật
Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Hồng, đến từ Hoà Bình, là một tấm gương đáng khích lệ về sự đam mê và cam kết trong…
Cam kết của một người trẻ với bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em

Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em

Hai chị em sinh đôi Ngân và Hà ra đời vào tháng 11/2019. Từ khi sinh ra, hai em đã…
Kiến thức cho cha mẹ, Sức khỏe cho em